Tag

Tăng lương cơ sở sẽ tạo động lực mới, ngăn tình trạng công chức nghỉ việc

Xã hội 22/10/2022 18:29
aa
TTTĐ - Đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,490 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng đang nhận được sự ủng hộ của chuyên gia và công chức, viên chức. Tăng lương cơ sở vừa để giảm bớt khó khăn cho người lao động, vừa tạo ra được động lực mới, giảm tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc.
Tăng lương cơ sở, tuyển dụng công chức không qua thi cử có hiệu lực từ 1/7 Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở, phụ cấp y tế Tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng

Hơn 10 năm làm việc, lương hơn 4 triệu đồng/tháng

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang rất quan tâm đến đề xuất tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Trong thời gian lỡ hẹn tăng lương 3 năm qua, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, mức lương hiện tại không đủ trang trải cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Hồng Phương - Phó Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, câu chuyện khó khăn lâu nay chính là lương của cán bộ, công chức phường.

“Thời gian làm việc của cán bộ phường tôi không chỉ dừng lại ở 8 tiếng mà đôi khi còn phải làm thêm giờ bên ngoài. Một cán bộ cũng không chỉ làm một công việc mà còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Như tôi, nhiều hôm cứ phải 8-9h tối mới về đến nhà. Trong khi đó, tôi làm việc đã hơn chục năm, đến nay hệ số lương là 3,3. Bản thân cán bộ quản lý còn có thêm thu nhập về trách nhiệm… nhưng thực sự không đáng bao nhiêu. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình sẽ không đủ tiền để sinh hoạt và nuôi con”, chị Hồng Phương tâm sự.

Tăng lương cơ sở sẽ tạo động lực mới, ngăn tình trạng công chức nghỉ việc
Chị Nguyễn Thị Hồng Phương - Phó Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, câu chuyện khó khăn lâu nay chính là lương của cán bộ, công chức phường

Theo thông kế, hiện số lượng biên chế công chức làm việc bình quân tại các phường là 15 người/phường, về cơ bản bằng mức bình quân công chức cấp xã, trong khi chưa có cơ chế chính sách đặc thù đối với các phường có quy mô dân số lớn. Hầu hết, cán bộ công chức phường ngoài các nhiệm vụ theo chuyên môn được tuyển dụng đều được giao thêm nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình tại các tổ dân phố… Khối lượng công việc thường rất lớn. Do đó, để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác cần nghiên cứu các phương án nâng cao thu nhập cho cán bộ xã, phường.

Nhờ có gia đình ổn định về kinh tế, chị Phương vơi được phần nào gánh nặng. Theo chị Phương, nhiều đồng nghiệp của chị rất chật vật lo chi tiêu trong gia đình, chăm lo cho các con. Ngoài làm công việc chuyên môn, nhiều người phải làm thêm các công việc khác để trang trải cuộc sống.

Trước thông tin đề xuất tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023, anh Trần Xuân Ánh (Long Biên, Hà Nội) hy vọng tăng lương cho đội ngũ công chức, viên chức sớm hơn dự kiến.

"Sau 2 lần lỡ hẹn tăng lương vào tháng 7/2020 và tháng 7/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, chúng tôi mong đợi năm 2022 sẽ tăng lương cơ sở, để cuộc sống bớt khó khăn hơn", anh Ánh chia sẻ.

Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.

Với cán bộ, công chức, viên chức, lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ 1/7/2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng.

Công chức có mức lương cao nhất là người giữ chức danh chuyên gia cao cấp bậc 3 (trừ các chức danh lãnh đạo bầu cử, bổ nhiệm) có hệ số 10.00 nhân với mức lương cơ sở là 14,9 triệu đồng, tương đương lương bộ trưởng.

Công chức còn lại được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Tương ứng với đó là từng ngạch, bậc và mức lương cụ thể cao nhất là hệ số 8.00 với mức lương 11,92 triệu đồng/tháng và thấp nhất có hệ số 1.35 với mức lương hơn 2 triệu đồng/tháng.

Với viên chức cũng được tính lương tương tự với hệ số từ 1.50 đến 8.00 tương ứng mức lương từ 2,235 triệu đến 11,92 triệu đồng mỗi tháng...

Tăng càng sớm càng tốt để công chức, viên chức giảm khó khăn

Chia sẻ với báo chí, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, tiền lương là một chính sách rất quan trọng của hệ thống kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ quan điểm về tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức ở Nghị quyết 27. Theo đó, tiền lương phải đảm bảo cuộc sống, người lao động; người hưởng lương phải sống bằng chính tiền lương.

Tăng lương cơ sở sẽ tạo động lực mới, ngăn tình trạng công chức nghỉ việc
Tăng lương giúp công chức, viên chức yên tâm làm việc

Theo ông Quảng, trước đây, mức lương cơ sở được điều chỉnh hằng năm. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, do dịch bệnh COVID-19, điều kiện kinh tế, xã hội gặp khó khăn nên vẫn chỉ áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000 đồng theo Nghị định 8/2019/NĐ-CP. Với mức lương này, cán bộ, công chức, viên chức chưa sống được bằng lương, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua, Bộ Nội vụ cho hay, theo báo cáo của 28 cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.

Ông Quảng cũng cho rằng, với quan điểm tiền lương đảm bảo được cuộc sống của người hưởng lương, đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, giữ chân cán bộ công chức, và phát triển được năng lực của người lao động; đồng thời trong bối cảnh hiện nay đã khống chế được dịch COVID-9, điều kiện kinh tế xã hội có bước phát triển nhất định thì việc đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở là hết sức cần thiết.

Tăng lương cơ sở và thực trạng hàng loạt cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc là hai nhóm vấn đề lớn được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập trong phiên thảo luận tổ sáng 22/10, về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022.

Về tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, thống kê của 63 địa phương và các bộ, ngành cho thấy từ 1/1 đến 30/6, số công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người. Trong đó chủ yếu là viên chức (hơn 35.500 người), còn số công chức nghỉ việc chỉ có hơn 4.000 người (chiếm 1,98%).

Số cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc, chủ yếu rơi vào 2 ngành giáo dục và y tế. Trong ngành giáo dục, hơn 2 năm qua có gần 16.5000 người xin nghỉ, trong đó 49% có trình độ đại học. Với y tế, cũng trong thời gian đó, có hơn 12.100 người xin thôi việc, trong đó có hơn 56% là trình độ đại học.

Nhắc đến nghị quyết của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ giải thích do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định, thay vì năm 2021 như dự kiến.

Khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở. Thực tế 3 năm qua (2019-2021), đại dịch COVID-19 gây tác động nặng nề đến nền kinh tế, khiến việc tăng lương cơ sở chưa thực hiện được.

Lần này, Chính phủ đề xuất trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, Bộ trưởng Nội vụ đánh giá là rất hợp lý. Việc này sẽ tạo ra được động lực mới, giảm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Bà Trà cho rằng mức điều chỉnh tiền lương cơ sở khoảng 20,8% tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương. Bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhất so với mức lương hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.

Nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi các yếu tố khách quan, Bộ trưởng Bộ Nội vụ dự đoán khi đó có thể triển khai chính sách cải cách tiền lương.

Đọc thêm

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đô thị

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TTTĐ - Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho từng khu vực tiêu dùng.
Khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk” Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk”

TTTĐ - Ngày 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk” đã long trọng khai mạc. Triển lãm diễn ra chào mừng các dấu mốc quan trọng: 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Sự kiện có sự tham gia của đông đảo đại biểu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành và người dân địa phương.
Đắk Lắk: TP Buôn Ma Thuột rực rỡ cờ hoa mừng ngày hội lớn Muôn mặt cuộc sống

Đắk Lắk: TP Buôn Ma Thuột rực rỡ cờ hoa mừng ngày hội lớn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk 22/11 (1904-2024), những ngày này, tại Tp.Buôn Ma Thuột, bên cạnh việc hoàn thành các công trình trọng điểm được lựa chọn gắn biển cấp tỉnh, công tác chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh thực hiện. Từ đô thị đến các buôn làng như đang khoác lên mình "chiếc áo mới", tạo diện mạo sáng-xanh-sạch-đẹp, khang trang. Tinh thần phấn khởi chào đón ngày thành lập tỉnh đang rộn ràng lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.
Đắk Lắk tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Đắk Lắk tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh

TTTĐ - Tối 22/11, tại Quảng trường 10/3 (TP Buôn Ma Thuột), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).
Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 Muôn mặt cuộc sống

Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024

TTTĐ - Ngày 22/11, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 và Triển lãm Hành động vì cộng đồng với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Khẳng định vị trí hạt nhân, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng ở cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Khẳng định vị trí hạt nhân, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn", nâng cao tính minh bạch trong CCHC Xã hội

Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn", nâng cao tính minh bạch trong CCHC

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải yêu cầu, cần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính (CCHC). Các đơn vị tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng Xã hội

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng

TTTĐ - Ngày 21/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
Xem thêm