Tag

Tăng tính kết nối các phương thức vận tải công cộng trên địa bàn TP Hà Nội

Đô thị 06/06/2022 08:00
aa
TTTĐ - Việc bổ sung 12 điểm đặt trạm xe đạp công cộng trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ góp phần tăng tính kết nối các phương thức vận tải công cộng trên địa bàn thành phố.
Vận tải công cộng Hà Nội đến năm 2030: Buýt vẫn là chủ công Hà Nội: Dừng giãn cách trên phương tiện vận tải công cộng từ ngày 8/3 Xe buýt điện VinBus chính thức tham gia mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội Hà Nội: Tăng cường phương tiện vận tải công cộng phục vụ SEA Games 31

Bổ sung 12 trạm xe đạp công cộng tại quận Đống Đa

UBND Quận Đống Đa vừa đề nghị Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội xem xét, bổ sung 12 điểm đặt trạm xe đạp công cộng, nhằm tăng tính kết nối các phương thức vận tải công cộng trên địa bàn.

Cụ thể, tại phường Láng Thượng bố trí 2 địa điểm gồm: Trước cổng Trung tâm y tế dự phòng quận và vỉa hè đầu ngõ 80 phố Chùa Láng đoạn hồ Láng Thượng.

Tại phường Láng Hạ bố trí 5 địa điểm gồm: Trước cổng ký túc xá Đại học Giao thông - Vận tải; Trước cổng trường Đại học Luật Hà Nội; Trước cổng Học viện Thanh thiếu niên; Trước cổng trường Trung cấp kỹ thuật Tin học Hà Nội; Hè phố Hào Nam đoạn giáp hồ Hào Nam.

Vỉa hè phố Tây Sơn giáp gò Đống Đa (phường Quang Trung); Vườn hoa cổng trường Đại học Thủy lợi (phường Trung Liệt); Vỉa hè trước cổng Đại học Y Hà Nội (phường Trung Tự); Hè góc phố Đông Tác và Phạm Ngọc Thạch (phường Kim Liên); Hè phố Nam Đồng đoạn giáp hồ Xã Đàn, đối diện khu Ngoại giao đoàn Trung Tự (phường Nam Đồng).

Tăng tính kết nối các phương thức vận tải công cộng trên địa bàn TP Hà Nội
Xe đạp công cộng đã được thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn, đây là các vị trí đã được quận phối hợp với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam thực hiện khảo sát thực tế. Các vị trí đề xuất nhằm bảo đảm tính kết nối liền mạch và nâng cao sự tiện lợi cho người dân trong việc sử dụng xe đạp công cộng như một lựa chọn thân thiện môi trường, qua đó hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cơ giới hay phương tiện cá nhân.

Để thuận tiện và thu hút người dân, các trạm, bãi đỗ xe sẽ được bố trí gần các khu vực đông người như: Bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, chung cư... Mô hình này có thể đưa vào hoạt động trong vòng 2-3 tháng sau khi thành phố Hà Nội cho phép.

Phục vụ tốt nhu cầu của người dân

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xây dựng dự án triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị để thực hiện tại 5 quận trung tâm.

Theo đó, xe đạp công cộng được sử dụng phục vụ người dân tại 5 quận trung tâm bao gồm: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên, xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trụ sở liên cơ quan. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022 đến 2023.

Dự án sẽ triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Số xe này sẽ được bố trí từ 70 đến 80 vị trí. Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024, mở rộng vùng phục vụ ra các quận trung tâm và vùng lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm.

Được biết, đơn vị được lựa chọn để phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xây dựng dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam. Đây cũng là đơn vị đang triển khai xe đạp công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối năm 2021.

Tăng tính kết nối các phương thức vận tải công cộng trên địa bàn TP Hà Nội
Mô hình xe đạp công cộng ở TPHCM đang được người dân ủng hộ

Liên quan đến việc sử dụng dịch vụ, ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam cho biết, người dân chỉ cần tải app, đăng ký thông tin cá nhân và nạp tối thiểu 10.000 đồng là có thể sử dụng dịch vụ mà không cần phải đặt cọc. Xe có GPS theo dõi; Phần mềm theo xe có nhiều chức năng như đo nhịp tim, lượng tiêu thụ calo...

Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỷ đồng, nhà đầu tư tự bỏ vốn và khai thác. Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân.

Đề cập đến việc phát triển xe đạp công cộng tại quận Hoàn Kiếm, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội thông tin, trong năm 2020 đến 2021, lãnh đạo thành phố thống nhất chủ trương thực hiện thí điểm đầu tư hệ thống xe đạp điện sử dụng phần mềm quản lý, đặt xe trên điện thoại thông minh tại quận Hoàn Kiếm.

Theo báo cáo của đơn vị đề xuất là UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Kế hoạch và đầu tư, xe đạp điện sử dụng trên địa bàn Hoàn Kiếm là xe trợ lực (động cơ điện) thông minh được phát triển bởi Công ty QIQ Global - Singapore. Toàn bộ việc đặt xe và quản lý xe được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng điện thoại, người sử dụng có thể đặt xe, trả xe và thanh toán toàn bộ qua điện thoại.

Đọc thêm

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên Đô thị

Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Ngay từ thời điểm này, quận Tây Hồ sẽ tập trung toàn lực để triển khai thực hiện Dự án cầu Tứ Liên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với quận Tây Hồ, từng bước xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn còn 30 đơn vị hành chính cấp xã, phường, giảm 61,05%.
Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô Đô thị

Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP yêu cầu vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô
Xem thêm