Tag

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã

Doanh nghiệp 09/04/2025 12:00
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của chuyên gia, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp...
Mạng lưới Thông tin tín dụng Châu Á tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 5 BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Góp phần tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển hợp tác xã

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tễ - xã hội Hà Nội cho biết, Việt Nam hiện có 17,3 triệu hộ ở địa bàn nông thôn, trong đó 9 triệu hộ nông dân có diện tích canh tác bình quân ở mức thấp (Đồng bằng sông Cửu Long 0,71 ha, đồng bằng sông Hồng 0,22ha, duyên hải miền trung 0,01ha, bình quân 2,5 thửa ruộng/hộ).

Tính đến đầu năm 2024, cả nước có 30.698 hợp tác xã, 137 liên hiệp hợp tác xã và 71.500 tổ hợp tác, thu hút khoảng hơn 6,4 triệu thành viên, với 2,6 triệu lao động; trong đó có 19.384 hợp tác xã nông nghiệp (chiếm 68,8%); 8.456 hợp tác xã phi nông nghiệp, (chiếm 29,1%) và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 4,1%).

Tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã khoảng 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/hợp tác xã. Tổng giá trị tài sản của các hợp tác xã khoảng 187,75 nghìn tỉ đồng, bình quân 6,5 tỉ đồng. Mục tiêu đặt ra tại chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, số lượng hợp tác xã đến năm 2025 và năm 2030 sẽ tăng lên lần lượt là 35.000 và 45.000.

Hoạt động hỗ trợ vốn những năm qua đã góp phần quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển hợp tác xã, từng bước khơi thông nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích và nhu cầu cầp thiết về vốn của các hợp tác xã trong bối cảnh hầu hết các hợp tác xã quy mô nhỏ, vốn tự có và giá trị tài sản thấp, khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; giúp nhiều hợp tác xã có điều kiện đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ, liên kết với doanh nghiệp gắn với chuỗi giá trị thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho hợp tác xã, thành viên và người lao động.

Các hợp tác xã sau khi được vay vốn, bình quân doanh thu tăng 70,5%, lợi nhuận tăng 63,8%, số thành viên tăng 28%, thu nhập thành viên tăng 31,8%, thu nhập người lao động tăng 28,9%, đóng góp ngân sách tăng 84,0%.

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, phát biểu tại Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, sáng 9/4

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chỉ khoảng 10% số hợp tác xã được vay vốn của các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương và địa phương; 0,5% số hợp tác xã tiếp cận được vốn vay của các tổ chức tín dụng; trên 80% số hợp tác xã phải vay trên thị trường phi chính thức và tín dụng “đen” với lãi suất cao, thời hạn ngắn; số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 45%…

Về tổng thể, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát huy vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng tài sản là 181.734 tỷ đồng, vốn điều lệ 6.995 tỷ đồng; hoạt động trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố với hơn 1,7 triệu thành viên

Trong thời gian tới, Ngân hàng Ngân hàng Hợp tác xã đứng trước yêu cầu tiếp tục hoàn thiện mô hình, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kiểm tra và giám sát hoạt động để phát triển mạnh về quy mô, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, phát triển công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; thực hiện hiệu quả hơn chức năng điều hòa vốn; hỗ trợ có hiệu quả cho các Quỹ tín dụng nhân dân về chuyên môn nghiệp vụ.

Cùng với đó là đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là hỗ trợ khả năng thanh khoản; xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức đầu mối như là một Trung tâm thanh toán của các Quỹ tín dụng nhân dân; giúp các Quỹ tín dụng nhân dân lựa chọn những người có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, đáp ứng đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về nhân sự thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân.

Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, để phát triển các tổ chức tín dụng là hợp tác xã và tăng năng lực tiếp cận tín dụng cho nông dân ở Việt Nam cần tiếp tục duy trì cơ cấu 2 tầng trong mô hình tổ chức như hiện nay, gồm các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Ngân hàng Hợp tác xã; đề cao vai trò Ngân hàng Hợp tác xã với tư cách đại diện và người hỗ trợ trực tiếp, cao nhất và chủ yếu cho các Quỹ tín dụng nhân dân; thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế toán, tài chính, thực hiện kiểm toán định kỳ cho các Quỹ tín dụng nhân dân, giúp tăng sự minh bạch, phát triển lành mạnh trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân và tạo điều kiện để các hợp tác xã có thể tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại.

Đồng thời, các hợp tác xã tín dụng/quỹ tín dụng Nhân dân cần chú ý nâng cao năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lí hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức điều hành và quản lý tài chính; chú trọng công tác kế toán công khai, minh bạch, rõ ràng; nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã...

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Đề cao vai trò Ngân hàng Hợp tác xã với tư cách đại diện và người hỗ trợ trực tiếp, cao nhất và chủ yếu cho các Quỹ tín dụng nhân dân

"Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin trong nội bộ thành viên hợp tác xã và với các đối tác; đồng thời để hợp tác xã có đủ điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, thu hút mở rộng thành viên, đa dạng các hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên, tăng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tăng thu nhập cho thành viên", TS. Nguyễn Minh Phong nói.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, coi các hoạt động tín dụng và thanh toán của hợp tác xã vừa là một dịch vụ hỗ trợ cho xã viên, lại vừa là một công cụ đắc lực giúp cho xã viên có đủ nguồn vốn trong sản xuất, dễ dàng thanh toán trong việc bán sản phẩm làm ra, giúp hợp tác xã có được nguồn lực quan trọng phục vụ hoạt động của mình từ việc thu phí hoa hồng trong bán sản phẩm.

Cùng đó, khuyến khích sự liên kết của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã với các tổ chức, doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau; không hạn chế các thành viên (xã viên) liên kết để tận dụng năng lực nội tại của hợp tác xã vừa phát huy các thế mạnh đến từ rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội.

TS. Nguyễn Minh Phong cũng kiến nghị tăng cường công tác thông tin, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Đặc biệt, xem xét áp dụng rộng rãi quy định bắt buộc kiểm toán đối với các tổ chức tín dụng là hợp tác xã áp dụng phù hợp các nội dung, tiêu chuẩn kiểm toán hợp tác xã trên thế giới và quy định chung về kiểm toán hiện hành ở nước ta.

Ngoài ra, tăng cường vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, nổi bật là coi trọng hoàn thiện hệ thống các luật định liên quan tạo khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã; giúp người dân địa phương nhận thức được về tiềm năng của chính họ và tài nguyên của địa phương họ và ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp, như nâng định mức cho vay không có tài sản bảo đảm; xử lý nợ đặc thù trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị; sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Quy định về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp làm cơ sở để các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay; giảm lãi suất cho vay so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng khi người dân mua bảo hiểm trong nông nghiệp hoặc đầu tư máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; vay vốn lãi suất ưu đãi triển khai dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Mặt khác, cần tăng cường trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại. Kết quả khảo sát tại báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, ngoại trừ Agribank, VietinBank có dư nợ tín dụng hợp tác xã lên đến hơn 1.000 tỉ đồng, còn lại các ngân hàng khác có dư nợ tín dụng hợp tác xã chỉ dao động ở mức vài tỉ đến vài trăm tỉ đồng...

Bởi vậy, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục cân đối vốn, tăng mức dư nợ tín dụng cho các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các mô hình hợp tác xãkiểu mới hiệu quả, hợp tác xã tham gia phát triển các sản phẩm có thế mạnh, sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng công nghệ cao, có giá trị thương mại cao, hợp tác xã đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phù hợp với quy định của pháp luật; thường xuyên nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng; rà soát, cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục, điều kiện cấp tín dụng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động của hợp tác xã để từng bước mở rộng và tăng cường hỗ trợ vốn cũng như khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các loại hình kinh tế tập thể.

Đặc biệt, cần đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng; rà soát, cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục, điều kiện cấp tín dụng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động của hợp tác xã để từng bước mở rộng và tăng cường hỗ trợ vốn cũng như khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các loại hình kinh tế tập thể.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, trong đó chú trọng hoàn thiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hợp tác xã; tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hỗ trợ đối với hợp tác xã ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế; thường xuyên nắm bắt và kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động vay vốn của hợp tác xã, trong đó chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các khu vực chủ động phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế hợp tác trên địa bàn để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đọc thêm

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây Doanh nghiệp

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây

TTTĐ - TTTĐ - Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 2, kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh Doanh nghiệp

Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh

TTTĐ - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sản xuất “xanh - sạch - đẹp”, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã triển khai sâu rộng các chương trình hành động thiết thực. Việc chủ động triển khai song song mục tiêu sản xuất kinh doanh gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đã, đang mang lại những kết quả tích cực trong định hướng phát triển bền vững của nhà máy.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai Doanh nghiệp

BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa phối hợp cùng chính quyền huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lớp học 2 tầng gồm: 2 phòng học, 5 gian phòng hiệu bộ và các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Nàn Sín.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Trưa 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hạ Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.
Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1 Doanh nghiệp

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1

TTTĐ - Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024.
SCG ra mắt tấm xi măng sợi Thế hệ mới Smartboard Ultra đạt chuẩn chứng nhận EPD quốc tế Doanh nghiệp

SCG ra mắt tấm xi măng sợi Thế hệ mới Smartboard Ultra đạt chuẩn chứng nhận EPD quốc tế

TTTĐ - SCG, tập đoàn công nghiệp hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường. Dòng sản phẩm cao cấp này đã đạt chứng nhận Tuyên bố Sản phẩm môi trường (EPD – Environmental Product Declaration), chứng nhận sản phẩm thân thiện môi trường loại III tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14025, nhờ đáp ứng các tiêu chí bền vững trong quá trình sản xuất.
CEO Vinamilk Mai Kiều Liên nhắn gửi người trẻ: "Thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều" MultiMedia

CEO Vinamilk Mai Kiều Liên nhắn gửi người trẻ: "Thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều"

TTTĐ - Biết ơn - Sống có lý tưởng - Không ngừng học hỏi - Giữ sức khỏe… và còn những lời khuyên nào dành cho giới trẻ từ bà Mai Kiều Liên - người có gần nửa thế kỷ đồng hành, dẫn dắt Vinamilk trở thành thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu, top 36 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
Thắp sáng niềm tin - lan tỏa tinh thần đồng hành Doanh nghiệp

Thắp sáng niềm tin - lan tỏa tinh thần đồng hành

Từ ngày 26/3 đến ngày 11/4/2025, 27 Công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đồng loạt tổ chức Hội nghị Khách hàng năm 2025. Đây là hoạt động trọng điểm nằm trong chuỗi chương trình “Tri ân khách hàng” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động hàng năm, với thông điệp “Thắp sáng niềm tin” – lan tỏa tinh thần đồng hành, thấu hiểu và sẻ chia giữa ngành điện và khách hàng sử dụng điện trên toàn miền Bắc.
Vedan hưởng ứng và lan tỏa yêu thương trong Tháng Nhân đạo Kinh tế

Vedan hưởng ứng và lan tỏa yêu thương trong Tháng Nhân đạo

TTTĐ - Vedan Việt Nam tiếp nối hành trình nhân ái, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai trong Tháng Nhân đạo bằng nhiều hoạt động ý nghĩa đóng góp cho cộng đồng.
Xem thêm