Tag

Tạo không gian phát triển mới cho giáo dục Thủ đô

Tin tức 08/03/2022 15:31
aa
TTTĐ - Ngành Giáo dục của Hà Nội đang tạo dựng được thương hiệu riêng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, TP cần quan tâm tạo ra không gian phát triển mới theo hướng thực chất, không chạy theo hình thức.
Ra mắt bộ sách Phương pháp giáo dục trẻ thông qua các câu chuyện xã hội Hợp tác đem lại nền tảng giáo dục thực tiễn và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Kế toán - Tài chính Chàng sinh viên toàn cầu và dự án giáo dục vì cộng đồng

Sáng 8/3, Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về lộ trình cho học sinh trở lại học trực tiếp tại trường và tình hình công tác GD&ĐT của TP Hà Nội năm 2022 và những năm tiếp theo.

Tham dự hội nghị về phía Bộ GD&ĐT có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng các đồng chí Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Về phía TP Hà Nội tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm học 2021-2022, Hà Nội có 2.835 trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và một trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục với 2.206.906 học sinh; 138.090 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 51 trường và 67.219 học sinh so với cùng kỳ năm học trước).

Đại học, cao đẳng thuộc các Bộ, ngành trên địa bàn TP có khoảng 120 trường với gần 1.000.000 sinh viên, học sinh. Thành phố có 298 đơn vị đang có hoạt động GDNN với tổng số học viên là 192.590 người.

Năm 2021, UBND TP đã ban hành kế hoạch số 309/KH-UBND về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đối với trường thuộc quản lý của TP, số cần xây mới, cải tạo, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị để đề nghị công nhận mới và công nhận lại đạt chuẩn quốc gia là 123 trường với tổng nhu cầu kinh phí dự kiến 8.526 tỷ đồng. Đối với trường thuộc quản lý của cấp huyện, tổng số dự án cần đầu tư xây dựng để đảm bảo đạt chỉ tiêu TP là 1.295 dự án với tổng nhu cầu kinh phí dự kiến 50.738 tỷ đồng.

Ngoài ra, TP giao Sở GD&ĐT phối hợp với các Sở, ngành liên quan tích cực triển khai dự án đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp có diện tích từ 5ha trở lên và có cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước phát triển, với tổng kinh phí 2.500 tỷ đồng tại 7 quận, huyện (Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hà Đông, Thanh Trì, Thạch Thất và Sóc Sơn).

Hiện, Hà Nội có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn TP là 63,9% (1.791/2.802), trong đó công lập là 78,6% (1.757/2.236).

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng báo cáo tại hội nghị

Năm 2021, thực hiện nghiêm tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tinh thần “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, TP đã chỉ đạo ngành GD&ĐT kịp thời triển khai việc dạy, học trên truyền hình, dạy học trực tuyến, học trên phần mềm ôn tập, kiểm tra trực tuyến giúp cho hoạt động dạy học của giáo viên và các học sinh không bị gián đoạn. Thành phố thực hiện tiêm phòng vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi tại các cơ sở giáo dục: Số lượng mũi 1 đã tiêm đạt 99,8% và số lượng mũi 2 đã tiêm đạt 99,5%.

Đối với lộ trình cho học sinh quay lại trường học, UBND TP đã chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã cho học sinh một số cấp học trở lại trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP, hiện nay học sinh một số khối lớp thuộc 30 quận, huyện, thị xã đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Tính đến ngày 6/3, cấp tiểu học và khối lớp 6 cấp THCS tiếp tục dạy và học trực tuyến, tỷ lệ học sinh tham gia học tập đạt 97,36%. Cấp THCS (từ lớp 7 - 9), số học sinh đến trường học trực tiếp chiếm 46,07% và còn lại 53,93% học sinh học trực tuyến. Cấp THPT, số học sinh đến trường học trực tiếp chiếm 58,45% và còn lại 41,55% học sinh học trực tuyến.

Giai đoạn 2021-2025, ngành Giáo dục Thủ đô xác định trọng tâm thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp và hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông và GDTX của TP; Đổi mới công tác quản lý giáo dục đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý giáo dục; Đầu tư cơ sở vật chất và tăng nguồn lực cho phát triển giáo dục; Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THPT) đạt chuẩn quốc gia đạt 80-85%...

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị

Cần quy chế, quy chuẩn đặc thù cho giáo dục Thủ đô

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phân thích thêm một số khó khăn, bất cập trong GD&ĐT của Hà Nội. Theo đó, chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành chưa đồng đều, đang có xu hướng giãn ra. Quản trị trường học cũng chưa theo kịp xu hướng phát triển của xã hội và chậm so với các ngành, lĩnh vực khác, thậm chí ngay trong nội bộ ngành, giữa khối công lập và ngoài công lập.

Nhấn mạnh trong những năm tới Hà Nội tập trung đầu tư cho văn hóa, giáo dục, y tế và xác định đây là 3 trụ cột để phát triển bền vững TP, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội xác định GD&ĐT Thủ đô phải là trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước, tiến tới cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong kiến nghị, Bộ GD&ĐT phối hợp với Hà Nội để đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô; Cần có quy chế, quy chuẩn đặc thù đối với các đô thị đặc biệt như Hà Nội để phát triển giáo dục.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, sở dĩ trong 10 năm qua chưa di dời được các trường đại học ra khỏi nội đô là do thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế và quỹ đất. Nhấn mạnh việc di dời các trường khỏi nội đô là cần thiết để nâng cao cơ sở vật chất cho các trường và cho sinh viên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, Hà Nội cần có quy hoạch rõ ràng, ưu tiên quỹ đất hình thành các khu đô thị, cụm đại học để tạo cơ chế, hỗ trợ các trường di dời khỏi nội đô nhưng vẫn ở Thủ đô.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, những thành tích về giáo dục của Thủ đô thời gian qua được đánh giá rất cao. Đây là sự nỗ lực của đội ngũ quản lý, giáo viên toàn ngành trong nhiều thế hệ cũng như sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo TP Hà Nội. Từ đó, giáo dục của Hà Nội đang tạo ra thương hiệu riêng. Tuy nhiên, nhiều chỉ số trong giáo dục của Hà Nội chưa đạt top do chỉ số tuyệt đối lớn hơn các tỉnh trong cả nước.

Để giáo dục Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị, TP cần quan tâm tới quỹ đất tạo ra không gian phát triển mới trong giáo dục theo hướng thực chất, không chạy theo hình thức. Ngoài ra, TP cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo và chất lượng chuẩn đào tạo. Đồng thời, TP có các chính sách đặc thù để khuyến khích trong phát triển giáo dục như: Giải quyết tốt vấn đề thừa thiếu giáo viên; Giảm số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Phát huy tính đặc thù, lợi thế Thủ đô trong xã hội hóa, phát triển trường ngoài công lập. Đặc biệt, quan tâm hơn vấn đề phát triển đảng để nâng chất lượng đào tạo trong các trường học.

Chia sẻ với những khó khăn đối với các trường học trong khu vực nội thành, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, TP cần tập trung giảm sĩ số học sinh/lớp, nhất là ở cấp tiểu học để đảm bảo chất lượng đầu ra. Muốn vậy, TP cần quan tâm bố trí các quỹ đất sạch cho trường tư phát triển, cùng với đó là nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ để đảm bảo công bằng giữa khu vực trường công và tư.

Đọc thêm

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Xem thêm