Tag

Tào lao với lão Khoa

Tiêu điểm 12/07/2020 00:00
aa
Thưa ông Trần Đăng Khoa, tôi có thói quen cứ thứ hai hàng tuần tham khảo “Góc nhìn…” của ông về tất cả những vấn đề thời sự nóng hổi nhất ở mấy tờ báo ông giữ mục, như Tuổi trẻ & Đời sống, Cựu Chiến Binh, VOV, Hồn Việt, và… Facebook... Chỉ có điều hơi chán là ông chẳng chịu giao lưu với bạn bè gì cả…
tao lao voi lao khoa
Một ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc của Trung Quốc
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Cải cách giáo dục, sự lãng phí ngân sách và học đối phó Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tết qua rồi, nhìn lại...

- Vâng! Đúng là tôi có lỗi. Tôi cũng đã xin lỗi bạn đọc faceboook nhiều lần rồi. Thi thoảng tôi mới giao lưu với bạn đọc được thôi. Bởi tôi rất bận, lại thường xuyên đi công tác vắng. Những bài tôi đưa lên đều là những bài báo. Tôi giữ chuyên mục hàng tuần cho 6 tờ báo. Như thế nghĩa là ngày nào cũng phải có bài. Những bài đó, phần lớn tôi viết trên đường, có khi viết ngay trên ô tô, rồi gửi bài đi cũng gửi ngay trên ô tô. Bây giờ tôi đang ở trên Biển Đông. Tôi đi với anh em Cảnh sát biển. Còn nhớ có lần, tôi tham gia đoàn cán bộ tháp tùng ông Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến đi thăm, làm việc và ký kết hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Chỉ riêng lần ấy tôi lỡ bài. Vì tất cả mọi trang bị của tôi đều vô hiệu. Còn ở rất nhiều nước trên thế giới, trong tầu tốc hành cũng vẫn có internet. Tìm thông tin hay gửi bài thoải mái như ở nhà mình vậy. Bây giờ là thời đại thông tin. Thế giới trong lòng bàn tay, chỉ cần một cú “nháy chuột”, ta đã biết tất cả, có tất cả, như ngày xưa, cha ông ta từng mơ ước đến chiếc đũa thần.

- Vậy ở Trung Quốc lại không có Internet sao?

- Không phải không có internet! Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Tôi bảo ông bạn đồng nghiệp Trung Quốc: “Ở mọi nhà chúng tôi, ngay một người dân bình thường cũng có thể xem được rất nhiều kênh truyền hình của các nước trên thế giới. Trong đó có cả các kênh của Trung Quốc. Còn ở Trung Quốc, có gần trăm kênh truyền hình. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài”. “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Phải nói về vấn đề “mở cửa” này, chúng ta “thoáng” hơn Trung Quốc, cởi mở hơn Trung Quốc rất nhiều….

- Có người nói Thế kỷ này là Thế kỷ Trung Quốc?

- Đấy là một nhận định cũng đã cũ rồi. Nhận định ấy không phải của tôi mà của nhiều học giả trên thế giới. Từ những năm Tám mươi của thế kỷ trước, khi còn học ở Nga, tôi cũng đã nghe người ta nói như vậy rồi. Bây giờ thì nhận định ấy đang dần được khẳng định. Trung Quốc vẫn đang ám ảnh nhân loại. Trung Quốc là một nước đang phát triển rất mạnh. Sự vươn dậy của họ ít nhiều cũng đã tác động đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, một nước “núi liền núi, sông liền sông”. Tôi nghĩ, chúng ta cần phải nghiên cứu họ một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng. Phải thật hiểu họ để có thể hợp tác với họ, chung sống an hòa với họ, nhưng không đánh mất mình và cũng không để họ lừa mình. Làm sao có thể học được những kinh nghiệm của họ, nhưng cũng phải thoát khỏi họ. Đặc biệt không thể biến mình thành cái bóng mờ của họ. Nói thế không có nghĩa là “bài Trung”. Mà đây là vấn đề lớn. Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc. Vấn đề này, nước nào cũng quan tâm.

- Điều ông nói rất đáng lưu ý. Trước hết ở lĩnh vực văn hóa. Chúng ta hợp tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng không phải là một phiên bản của Trung Quốc. Một dạo báo chí công luận truyền thông đã từng rầm rĩ lên về chuyện những con sư tử đá Trung Quốc đang ung dung ngự trị trên nhiều đình chùa miếu mạo Việt Nam. Nhờ có công phát hiện của báo chí mà vụ việc đã được điều chỉnh, giải quyết ổn thỏa. Gần đây, đến thăm chùa Bái Đính, một ngôi chùa lớn. Có thể nói đó là một công trình văn hóa kỳ vĩ của Việt Nam vừa được xây dựng. Chùa đẹp, tượng đẹp. Chỉ tiếc nó cứ na ná như những ngôi chùa của Trung Quốc. Nghĩ mà buồn!

- Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Tất nhiên, trong văn hóa, có sự giao thoa. Nhưng giao thoa không có nghĩa là phiên bản hay sao cóp. Chùa Bái Đính không phải là một phiên bản nhưng hình dáng, hồn vía của nó cứ gợi cho người ta nhớ đến những quần thể chùa chiền Trung Quốc vùng Quảng Đông. Đấy là điều rất đáng tiếc. Trong khi đó, một nước có nền văn hóa rất gần với Trung Quốc là Nhật Bản, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó là những vẻ đẹp không thể trộn lẫn. Trông là nhận ra ngay Nhật Bản. Hàn Quốc cũng vậy. Đợt tôi đang học bên Nga. Nhà thơ Chế Lan Viên có gửi sang Matsxcova tặng tôi tập thơ Hàn Mặc Tử do tỉnh Nghĩa Bình in mà ông người tuyển chọn và viết tựa. Đấy cũng là lần đầu tiên, thơ Hàn Mạc Tử được in lại và phát hành khá rộng rãi. Tôi có giới thiệu với bạn bè về Hàn Mạc Tử nhân sự kiện vui đó. Tôi còn bảo: “Đây là B. Paternac của Việt Nam”. Rồi tôi đọc một bài thơ bốn câu bằng âm tiếng Việt cho một nhà thơ Nga nghe nhạc điệu, rồi dịch ý bài thơ của Hàn. Nhà thơ Nga bảo: “Sao thơ của các cậu giống thơ cổ điển Trung Quốc thế?”. Tôi bảo, không phải thơ của chúng tớ giống thơ Đường Trung Quốc đâu, mà thơ Đường Trung Quốc bắt chước thơ chúng tớ đấy. Cả các công trình lăng tẩm, đền đài ở Huế cũng vậy, họ toàn bắt chước chúng tớ để xây dựng Tử Cấm thành, bắt chước chúng tớ nhưng lại xây trước chúng tớ đến cả mấy trăm năm. Có công trình xây trước cả ngàn năm. Thế mới “đểu” chứ. Mọi người cười ồ.

tao lao voi lao khoa
Những con sư tử đá có tạo hình từ Trung Quốc ngự trị trên nhiều đình chùa miếu mạo Việt Nam

- Ông quả là người hài hước. Chuyện gì cũng đùa được.

- Tôi có đùa đâu. Tôi đang nói nghiêm túc đấy chứ. Việc giữ gìn bản sắc dân tộc bao giờ cũng là vấn đề rất nghiêm túc! Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi. Còn chúng ta thì nghèo quá. Lại nhớ đến cố Giáo sư Trần Quốc Vượng. Có lần ông tâm sự với chúng tôi. Có một nhà sử học nước ngoài hỏi ông về Chùa Một Cột. Ngôi chùa rất độc đáo, là một Danh thắng rất đặc biệt của Việt Nam. Trần Quốc Vượng đã dẫn vị khách quý quốc tế đến thăm chùa và giới thiệu rất kỹ lưỡng về ngôi chùa tuyệt vời này. Ngày hôm sau, nhà Sử học Mỹ lại đòi ông đưa đi thăm Chùa Một Cột. Ông rất ngạc nhiên: “Hôm qua tôi đưa ông đi rồi mà. Ông đã quên sao?”. “Ồ, hóa ra đó là Chùa Một Cột à? Tôi lại tưởng ông đưa tôi đi xem mô hình. Còn hôm nay chúng ta mới đến thăm ngôi chùa huyền thoại đó!”. Nếu có một cái gì tôi rất ghét, thậm chí nói giảm đi là không thích ở Trung Quốc, là chất đại Hán. Vì thế Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!

- Cám ơn ông!

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm