Tag

Tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nông thôn mới 12/07/2019 13:48
aa
TTTĐ – Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện toàn Thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng 2 mô hình so với quý I/2019). Mặc dù các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay tuy quy mô còn nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay.

Tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội

Bài liên quan

Hà Nội phấn đấu có thêm 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2019

Hà Nội: Khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiểm tra Chương trình 02 tại Mê Linh

Ngành nông nghiệp “thay da đổi đổi thịt”

Hiệu quả kinh tế cao

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việc ứng dụng công nghệ cao đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới…

Tính đến nay, toàn Thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (tăng hai mô hình so với quý I/2019). Trong đó các địa phương có nhiều mô hình như: Mê Linh 18 mô hình, Gia Lâm 17 mô hình, Thường Tín 14 mô hình, Thanh Oai 10 mô hình, Sóc Sơn 9 mô hình, Đan Phượng 9 mô hình, Phúc Thọ 8 mô hình, Đông Anh 8 mô hình, Phú Xuyên 8 mô hình,...

Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Nhà máy sản xuất Nấm Kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao tại xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức; Mô hình sản xuất rau thủy canh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm và hộ gia đình ông Nguyễn Mạnh Hồng xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì; Mô hình sản xuất giống và hoa Lan Hồ điệp của hợp tác xã Đan Hoài, huyện Đan Phượng,...

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham quan mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thường Tín (Hà Nội)
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham quan mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thường Tín (Hà Nội)

Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay tuy quy mô còn nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay.

Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh việc tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp Thủ đô cũng chú trọng phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất. Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Đến nay toàn Thành phố có 134 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tăng ba mô hình liên kết so với quý I/2019. Trong đó các địa phương có nhiều mô hình liên kết như: Ứng Hòa có 24 mô hình, Gia Lâm 18 mô hình, Đông Anh có 14 mô hình, Quốc Oai có 9 mô hình, Sóc Sơn có 9 mô hình, Mỹ Đức có 8 mô hình... Các mô hình liên kết hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định.

Để triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao hay hình thành các chuỗi liên kết, thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, báo cáo của các huyện, thị xã cho thấy, đến nay toàn Thành phố chuyển đổi được 40.035,3 ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng 1.264,8 ha so với quý I/2019.

Trong đó diện tích chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao có diện tích lớn nhất (15.707,1 ha), tiếp đến là diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả (7.346,5 ha), rau an toàn (2.935,4 ha),… Một số huyện có diện tích chuyển đổi lớn như: Sóc Sơn (8.334,7 ha), Ứng Hòa (6.852,6 ha), Ba Vì (5.241,5 ha), Thanh Oai (4.440,3 ha), Phú Xuyên (2.830,6 ha), Quốc Oai (2.750,7 ha),…

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%. Hay vùng sản xuất Rau an toàn ở các huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng… cho giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm. Vùng trồng cây ăn quả ở một số huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm,… với giá trị 0,5-1 tỷ/ha/năm.

Nhiều địa phương đã sản xuất và xây dựng được thương hiệu cho một số giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như: Phật Thủ, Nhãn chín muộn, Cam canh ở Hoài Đức; Bưởi Tôm vàng ở Đan Phượng; vùng trồng hoa, cây cảnh ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất với giá trị từ 0,5-1,5 tỷ/ha/năm. Các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các huyện như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ với giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm. Vùng nuôi trồng thủy sản tại một số huyện như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức cho giá trị từ 200-300 triệu đồng/ha/năm.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm