Tag

Tập trung tháo gỡ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp

Thị trường - Tài chính 16/03/2022 10:00
aa
TTTĐ - Trải qua hơn hai năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Công thương đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm lưu thông hàng hóa ngay cả trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ Công thương: Xử lý nghiêm, rút giấy phép doanh nghiệp xăng dầu găm hàng, trục lợi Đẩy mạnh năng lực sản xuất trong nước, giữ vững nguồn cung xăng dầu Chủ tịch Quốc hội: Trả lời chất vấn cần làm rõ vấn đề, không né tránh Hôm nay, Bộ trưởng Công thương, Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn về xăng dầu, đất đai Nỗ lực kiểm soát tình hình xăng dầu

Phát biểu mở đầu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Bộ Công thương có chức năng quản lý Nhà nước đa ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, trong đó có những vấn đề tương đối phức tạp, nhạy cảm. Đây là những vấn đề luôn được cử tri, Nhân dân quan tâm.

Trong 2 năm qua, cùng với cả nước, ngành công thương phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Môi trường bên ngoài không mấy thuận lợi, một phần bị gián đoạn chuỗi cung ứng, phần khác vì xu hướng bảo hộ mậu dịch, xung đột lợi ích và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gây khó cho tất cả các bên, nhất là các nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Bước sang năm 2022, trong khi đang phải đối diện với nguy cơ gia tăng lạm phát trên quy mô toàn cầu do hầu hết các quốc gia đều tăng các gói kích cầu để phục hồi, phát triển kinh tế thì lại nổ ra xung đột Nga - Ukraine. Biến cố này kết hợp với những biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây nhằm vào Nga - nước xuất khẩu nhiên liệu, lương thực và một số vật tư chiến lược lớn của thế giới - đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trong đó nguồn cung và giá cả hàng hóa trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, nhất là xăng dầu.

Tập trung tháo gỡ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Bên cạnh đó, xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc gián đoạn nguồn cung của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, chỉ cung ứng 35% số xăng dầu cả nước, giảm công suất. "Ba tháng qua, nhà máy này chỉ sản xuất được tối đa 80% công suất", Bộ trưởng nói.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đó, dưới sự lãnh đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, ngành công thương đã nỗ lực hết mình, chủ động, sáng tạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm lưu thông hàng hóa ngay cả trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Toàn ngành cũng đảm bảo cung ứng điện và hàng hóa thiết yếu khá đầy đủ, ổn định. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và đã đạt được những kết quả tích cực, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh hàng hóa, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều khó khăn, thách thức liên tục xuất hiện đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công thương cần phải tập trung giải quyết. Trước hết là tình hình giá một số nguyên liệu, vật tư chiến lược, nhất là xăng dầu tăng cao, tình trạng buôn lậu, hàng giả không rõ nguồn gốc xuất xứ và lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có dấu hiệu gia tăng, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tiếp đến là tình trạng ùn tắc hàng hóa tại biên giới phía bắc, hệ quả của chính sách phòng, chống dịch rất nghiêm ngặt của Trung Quốc và tập quán sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của nhiều địa phương trong cả nước.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương đã nhanh chóng vào cuộc để xử lý hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề này để bảo đảm đáp ứng đủ lương thực, đặc biệt là xăng dầu trong nước.

Cụ thể, ngay từ đầu tháng 1/2022, Bộ đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để bổ sung nguồn cung do thiếu hụt sản lượng của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn; Chỉ đạo tăng cường chia sẻ nguồn cung giữa các đầu mối; Kiểm tra, giám sát kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm với các chế tài cao nhất, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan điều hành xăng dầu theo đúng quy định của Nhà nước, bám sát diễn biến giá thế giới.

Tập trung tháo gỡ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn sáng nay (16/3)

Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt đó, tình hình cung ứng xăng dầu được duy trì ổn định. Nguồn cung xăng dầu 3 tháng đầu năm được bảo đảm và có phương án cụ thể, khả thi về nguồn cung đến hết quý II/2022 trong điều kiện năng lực sản xuất dầu trong nước vẫn chưa đạt được như cam kết.

Trong công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, Bộ đã ban hành và tham mưu Chính phủ sửa đổi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho lực lượng quản lý thị trường và các lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ. Bộ đã chỉ đạo thực hiện hàng trăm đợt kiểm tra trước để kiểm tra đột xuất với nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lớn.

Nhờ vậy, tình hình vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã có nhiều chuyển biến tích cực tại hầu hết các địa bàn nổi cộm, tình trạng vi phạm đã giảm đáng kể so với trước đây.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu, Bộ đã cùng với các bộ, ngành liên quan kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, trao đổi với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh giao thiệp với các đối tác phía bạn thông qua nhiều hình thức để cùng tìm giải pháp để xử lý.

Bộ Công thương cũng đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành giải quyết ùn tắc hàng hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mở lại và duy trì thông quan các cửa khẩu... Nhờ những biện pháp này, tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu phía bắc đã từng bước tháo gỡ, lượng xe chờ xuất khẩu đã giảm đáng kể, nhất là thời điểm cận và ngay sau tết Nguyên đán vừa qua.

“Dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà ngành công thương cần tập trung tháo gỡ, khắc phục để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của cử tri, Nhân dân cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu.

Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024

TTTĐ - Quốc hội quyết nghị kéo dài thời gian áp dụng thuế VAT 8% (tức giảm 2% so với hiện hành) thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ngài Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Thị trường - Tài chính

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

TTTĐ - Amazon Global Selling phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) khai mạc “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024”, tập trung vào việc cập nhật định hướng chính sách, phác thảo các đề xuất và giải pháp để mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến, thúc đẩy kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn tới.
Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung

TTTĐ - Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) là sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa với các địa phương biên giới có chung cặp cửa khẩu.
Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu Thị trường - Tài chính

Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu

TTTĐ - Hisense - Thương hiệu điện tử công nghệ có mặt tại 160 quốc gia, đã kỷ niệm 8 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Trung Quốc hàng đầu trên toàn cầu theo danh sách của Kantar BrandZ™. Sự công nhận này nhấn mạnh cam kết toàn cầu của Hisense về sự đổi mới và sự xuất sắc trong công nghệ.
Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư Kinh tế

Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt (IHK) – CHLB Đức, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới cho địa phương.
“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Thị trường - Tài chính

“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt

TTTĐ - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Trần Phước Anh nhìn nhận, ngành Thuỷ sản Việt đang gặp nhiều khó khăn từ những biến động thị trường và tình hình thế giới… vậy nên cần gấp rút tìm kiếm những giải pháp để hồi phục và phát triển ngành.
Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu Thị trường - Tài chính

Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ Visa (công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới) và Kantar (một trong những công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giới), "middlescents" hay còn gọi là độ tuổi trung niên Gen X (những người được sinh ra từ năm 1965 đến 1980) hiện chiếm hơn 31% tổng dân số thế giới, đang có mức chi tiêu cao hơn hẳn những thế hệ khác, chủ yếu dành cho du lịch và sở thích cá nhân.
Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm Thị trường - Tài chính

Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung hàng loạt ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày thành lập của ngân hàng.
Xem thêm