Tag

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thị trường - Tài chính 05/09/2023 07:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Hải Phòng: Tăng cường giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng Thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới Xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia EVNNPC nỗ lực vượt khó, cung ứng điện cho 27 tỉnh, thành miền Bắc
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công điện nêu rõ: Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, yếu tố nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân (Tại các văn bản: Các Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2022, số 160/CĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ; Công văn số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Các công văn số 4286/VPCP-CN ngày 10 tháng 6 năm 2023, số 2240/VPCP-CN ngày 2 tháng 7 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ).

Tuy nhiên, việc cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn; Trong đó xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2023 và thiếu hụt xăng dầu tại một số địa bàn vào cuối năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân; Trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về bảo đảm cung ứng điện

Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023 và các văn bản liên quan.

Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2023.

Bộ Công thương chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể; Phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023; Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm…

Cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2023.

Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2023; Tăng cường công tác giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó, giám sát trực tiếp và toàn diện, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), không để xảy ra rủi ro, sự cố do các yếu tố chủ quan trong quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được giao, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát EVN, TKV, PVN triển khai nhanh nhất các dự án đầu tư xây dựng công trình điện được giao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư quan trọng, cấp bách.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN, TKV, PVN tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc, của Nhân dân, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc, lợi ích cục bộ giữa các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng điện.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 355/TB-VPCP ngày 26 tháng 8 năm 2023 về việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công thương.

Các tập đoàn: EVN, PVN, TKV thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó chú trọng tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị sản xuất, dự báo phụ tải điện, dự báo thủy văn đối với các hồ thủy điện.

Các tập đoàn bảo đảm nhiên liệu than, khí, dầu cho phát điện; khắc phục nhanh nhất các sự cố nguồn và lưới điện…; Tập trung đầu tư phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách.

Về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; Bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định; Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; Bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; chỉ đạo PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về cung ứng xăng dầu.

PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp, giải pháp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung tại điểm a, điểm b khoản 1 mục II nêu trên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đọc thêm

Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc Thị trường - Tài chính

Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố sáng 9/5, tỉnh Yên Bái xếp thứ 39/63 tỉnh, tăng 12 bậc.
Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN Thị trường - Tài chính

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

TTTĐ - Mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn số 321/UBND-KTTH yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong tháng 5/2024, Bộ Công thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt? Thị trường - Tài chính

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

TTTĐ - Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Thị trường - Tài chính

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 381/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Thị trường - Tài chính

Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

TTTĐ - Báo cáo về Xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới trong quý I/2024 cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý I tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Visa hợp tác cùng Vui App thúc đẩy sáng kiến lương linh hoạt tại Việt Nam

TTTĐ - Visa, công ty thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Nano Technologies, đơn vị khởi nghiệp tiên phong với mô hình Lương linh hoạt (Earned Wage Access, EWA), thông qua sản phẩm chủ lực mang tên Vui App.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu đứng top 1 cả nước về thu hút vốn FDI Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu đứng top 1 cả nước về thu hút vốn FDI

TTTĐ - Quý I/2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước cấp mới và tăng thêm trên địa bàn tỉnh đạt 1.556,35 triệu USD và 25.931,7 tỷ đồng, tương đương 63.284,1 tỷ đồng, tăng gấp 6,98 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm