Tag

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nông thôn mới 03/06/2023 18:53
aa
TTTĐ - Tỉnh Tây Ninh hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 20 vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao với diện tích hơn 10.000 hecta.
Tây Ninh, Phú Quốc sôi động trong kỳ nghỉ lễ 30/4 UBND hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội Tây Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Khám phá thế giới Phật giáo kỳ diệu trên đỉnh núi Bà Đen Tây Ninh Điện lực Tây Ninh kêu gọi người dân tăng cường tiết kiệm điện

Tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 2023”. Tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho biết, diễn đàn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng của tỉnh Tây Ninh trong năm 2023.

Đồng thời, đây cũng là dịp giới thiệu điểm đến đầu tư hấp dẫn, hình ảnh quê hương và con người Tây Ninh mến khách, thân thiện, nghĩa tình đến gần hơn với bạn bè quốc tế, với các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước.

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tây Ninh hướng đến năm 2030 có 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, Tây Ninh có đất đai thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước Hồ Dầu Tiếng dồi dào, tạo nên tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.

Với vị trị địa lý quan trọng, lợi thế đa dạng, phong phú và không gian phát triển lớn, Tây Ninh đã xác định 4 đột phá chiến lược sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm, phát triển bền vững.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng có những đánh giá khách quan về nông nghiệp Tây Ninh. Theo đó, Tây Ninh có điều kiện tự nhiên đặc thù thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và một số ngành công nghiệp.

Đây là những điều kiện để Tây Ninh phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ngành chăn nuôi khép kín UDCNC đang đem lại sức hút lớn đối với tỉnh Tây Ninh

“Nhiệm vụ đặt ra với tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân và FDI.

Diễn đàn là dịp tốt để các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội, thúc đẩy đầu tư, nhất là đối với những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng để đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và đưa Tây Ninh phát triển nhanh, bền vững”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, UBND tỉnh đã xem phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (gọi tắt UDCNC) là một trong những chương trình trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Đến nay, UDCNC đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi UDCNC tỉnh đang đạt được sự quan tâm lớn từ doanh nghiệp khi giai đoạn 2020-2023, tỉnh thu hút 112 dự án chăn nuôi khép kín, hiện đại, quy mô lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn 9.600 tỷ đồng. Hiện đã có 51 dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Tây Ninh và các doanh nghiệp cam kết đầu tư dự án NNUDCNC vào tỉnh

Ông Xuân đánh giá việc khó khăn trong quá trình sản xuất NNUDCNC vào nông nghiệp như chi phí đầu tư cao, đòi hỏi trang thiết bị đồng bộ, nguồn nhân lực qua đào tạo còn ít nên quy mô UDCNC còn ít; Liên kết sản xuất, tiêu thụ chưa chặt chẽ; Sơ chế, chế biến, bảo quản còn hạn chế; Các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và chưa được đào tạo chuyên sâu...

Từ đó, Sở NN và PTNT đưa ra mục tiêu để phát triển nông nghiệp UDCNC như định hướng 20 vùng sản xuất nông nghiệp UDCNC theo 2 giai đoạn đến năm 2030; Hình thành chuỗi hợp tác liên kết vùng; Nâng tỷ lệ gia tăng sản phẩm lên 50% vào năm 2030; Nâng giá trị sản phẩm trên 1ha đất vào năm 2030 đạt 130 triệu đồng/ha.

Ông Xuân cho biết thêm, định hướng đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh phát triển 20 vùng nông nghiệp UDCNC gồm, có 13 vùng trồng trọt với diện tích gần 9.000 ha; 5 vùng chăn nuôi với quy mô hơn 1 triệu con/lứa; 2 vùng hỗn hợp gồm trồng trọt và chăn nuôi với diện tích hơn 2.600 ha.

Để thực hiện được điều đó, UBND tỉnh đưa ra nhiều giải pháp cũng như chính sách ưu đãi để làm sức hút cho các nhà đầu tư đến tỉnh Tây Ninh đầu tư và phát triển.

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và các doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm

Tại diễn đàn có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có những tham luận nói nên mong muốn, nguyện vọng, tâm tư, thắc mắc với ý nguyện đến vùng đất Tây Ninh phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Ngay sau “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 2023”, UBND tỉnh Tây Ninh đã ký kết hàng loạt biên bản ghi nhớ hợp tác với các hiệp hội và doanh nghiệp như ký kết UBND tỉnh Tây Ninh, VIDA và EuroCham về việc triển khai công nghệ số hóa nông sản ở thị trường tỉnh Tây Ninh; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn, về việc khảo sát, nghiên cứu đầu tư một số dự án lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) trong việc thực hiện dự án tổ hợp nhà máy sữa và trang trại bò sữa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Dự án có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, bao gồm: nhà máy chế biến sữa công suất 36 triệu lít/năm và trang trại bò sữa số 2 quy mô 8.000 con.

Đọc thêm

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân Kinh tế

Khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân

TTTĐ - Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội nông dân triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những thiệt hại và khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.
Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão Nông thôn mới

Đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 10/9, đồng chí Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm và động viên một số hộ hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra tại thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng.
Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất Nông thôn mới

Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

TTTĐ - Tại các địa phương của Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung các nguồn lực nhằm hồi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng cơn bão số 3. Không khí hăng hái, nhiệt tình theo phương châm "4 tại chỗ" đã được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quán triệt.
Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn Nông thôn mới

Long An: Mở đường, xây cầu, nâng cấp diện mạo nông thôn

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 18 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó công tác giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực hết sức quan trọng “đi trước mở đường”.
Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão Nông thôn mới

Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão

TTTĐ - Siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét qua địa phận Hà Nội gây thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Điều này có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu sản xuất vụ mùa.
Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Nông thôn mới

Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 tan, Nhân dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuống đồng nhanh chóng dựng lại diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả... bị đổ, vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, chế phẩm vi lượng cho cây nhanh chóng phục hồi. Đồng thời nhanh cóng tiêu nước đệm giảm nguy cơ ngập úng khi có mưa lớn.
Xem thêm