Teacher Talks: Khơi gợi cảm hứng học tập cùng RMIT
![]() |
Các giáo viên tiếng Anh học hỏi cách sử dụng các trò chơi công nghệ thấp vào bài giảng
Ông Jake Heinrich, Trưởng khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp Đại học RMIT Việt Nam cho biết, với chủ đề "Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh trong lớp học", Teacher Talks 2019 đem đến những ý tưởng và hoạt động đã được thử và kiểm nghiệm để kích thích sự tham gia tích cực của người học theo cách thúc đẩy sự gắn kết sâu hơn với các đề tài và chủ đề; nhằm khơi gợi trí tò mò trong việc học tập của học sinh.
“Ở RMIT, chúng tôi tin rằng học sinh chủ động tham gia vào bài giảng là vô cùng quan trọng trong việc học ngoại ngữ, do đó giảng viên luôn nỗ lực để tạo nên những trải nghiệm học tập đáng nhớ và phong phú cho học sinh. Chúng tôi hy vọng những bài giảng sẽ đủ ý nghĩa với học sinh khi các em rời lớp học và bước vào quá trình làm việc độc lập”, ông Jake cho biết thêm.
![]() |
Giảng viên Daniel Holt hướng dẫn sử dụng flashcards nhằm thúc đẩy học sinh tham gia tích cực trong lớp học |
Với chủ đề Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong lớp, giảng viên tiếng Anh Daniel Holt đã demo một số hoạt động mà bất kỳ giáo viên nào cũng có thể sử dụng.
“Một trong những hoạt động để tổ chức trong lớp học mà mình thích nhất là hoạt động tổ chức chơi bằng những tấm flashcards của thầy Daniel Holt. Mình chỉ cần một tập flashcards thôi mà có thể xây dựng rất nhiều hoạt động xoay quanh. Thêm vào đó, mình sẽ không bị mất quá nhiều công sức để chuẩn bị những đạo cụ như vậy, đồng thời có thể sử dụng chúng cho nhiều lớp và nhiều hoạt động khác nhau", chị Linh - giảng viên part time tại trường IIG Academy- cho biết.
Những hoạt động và trò chơi công nghệ thấp để gia tăng sự hứng thú trong lớp học là chủ đề được ông Daniel Ruelle, Trưởng phòng Tiếng Anh, RMIT cơ sở Hà Nội chia sẻ với những người tham dự hội thảo.
![]() |
Các giáo viên tiếng Anh học hỏi cách sử dụng các trò chơi công nghệ thấp vào bài giảng |
Theo ông, công nghệ trong giáo dục và ứng dụng trò chơi điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự gắn kết và hứng thú của học sinh trong lớp học ngôn ngữ.
Tại hội thảo, ông giới thiệu một số trò chơi được thiết kế bằng powerpoint tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao như Beat the Buzzer hay Pass the Paper, đồng thời cung cấp đường dẫn đến những tài liệu cần thiết để các giáo viên có thể sử dụng chúng trong lớp học của mình.
![]() |
Các thầy cô thảo luận và thực hành quá trình xử lý thông tin từ Trên xuống và từ Dưới lên khi học Tiếng Anh |
Trong khi đó, giảng viên Edward Brown mang đến những kiến thức chuyên sâu về Quá trình xử lý thông tin từ Trên xuống và từ Dưới lên khi nghe và đọc Tiếng Anh. Theo ông, trong quá trình nghe và đọc, học sinh sẽ theo bản năng tập hợp các kiến thức tổng quát về chủ đề và từ vựng liên quan đến bối cảnh trước và đây được gọi là quá trình xử lý thông tin từ trên xuống. Tuy nhiên, trong trường hợp bối cảnh ít quen thuộc hơn, các em sẽ tập trung vào những chi tiết cụ thể nhằm tìm cách để giải mã những gì đang nghe. Đây được gọi là quá trình xử lý thông tin từ dưới lên.
![]() |
Các diễn giả chia sẻ và giải đáp câu hỏi tại hội thảo |
Chị Nguyễn Thu Hà, chuyên viên hỗ trợ học tập điện tử, đại học RMIT Việt Nam tập trung vào chủ đề Sử dụng công nghệ một cách có hệ thống và hiệu quả trong việc giảng dạy. Chị Hà cho rằng ngày nay các giáo viên cần có một cách tiếp cận chiến lược để tích hợp công nghệ vào giảng dạy. Tại workshop, các giáo viên đã khám phá SAMR (Substitution, Augmentation, Modification and Redefinition) - mô hình tích hợp công nghệ để đánh giá và áp dụng công nghệ tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy, giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh và tạo ra những trải nghiệm học tập ý nghĩa hơn.
“Sau sự kiện này, một trong những phương pháp tôi chắc chắn sẽ áp dụng vào giảng dạy là phương pháp dạy bằng trực quan. Những tài liệu được chuẩn bị công phu bởi các giáo viên sẽ giúp cho việc học của các em học sinh trở nên thú vị và nhẹ nhàng hơn. Vậy nên điều quan trọng là dạy bằng trực quan, trực quan và trực quan”, chị Thu Hà, giảng viên tại trường THPT chuyên Hưng Yên vui vẻ chia sẻ sau khi tham dự Teacher Talks tại Hà Nội.
![]() |
Hội thảo Teacher Talks diễn ra cùng ngày tại cơ sở Đà Nẵng đã thu hút đông đảo giáo viên dậy tiếng Anh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng |
Tại cơ sở RMIT Đà Nẵng, hội thảo cũng diễn ra rất sôi nổi và tích cực. Giảng viên tiếng Anh Phillip Morris nói về chủ đề Thực hành kỹ năng nghe để dạy phát âm trong tiếng Anh; giảng viên Richard Murphy tập trung vào “Ba lý do để đọc và nghệ thuật đọc siêu tốc”; giảng viên Michael Owens chia sẻ về Khuyến khích học sinh tuổi teen luyện kỹ năng viết theo nhóm với các đồng nghiệp tại Đà Nẵng.
Sự kiện đã thu hút khoảng 150 giáo viên tiếng Anh tại các trường THCS-THPT, CĐ-ĐH và trung tâm anh ngữ tại Hà Nội và Đà Nẵng.
RMIT cho biết Teacher Talks là chuỗi sự kiện tiếp nối thành công của TESOL Talks – chuỗi các buổi chia sẻ cách phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cùng một số đối tác thành lập năm 2014.
Sự kiện Teacher Talks 2019 với cùng chủ đề Tăng cường sự tham gia của học sinh trong lớp học ngôn ngữ sẽ diễn ra vào ngày 6 tháng 4 năm 2019 tại cơ sở Nam Sài Gòn, đại học RMIT.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay

Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề

Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân

Sôi động ngày hội STEM - bứt phá cùng khoa học

Hiểu đúng về tỉ lệ “chọi” và nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi

Hà Nội: Khen thưởng giáo viên, học viên giỏi khối giáo dục thường xuyên
