Tag

Thẩm định Quy hoạch Thủ đô: Ưu tiên bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc giao thông

Tin tức 23/02/2024 19:00
aa
TTTĐ - Chiều 23/2/2024 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 sắp được thông qua Sớm hiện thực hoá mục tiêu phát triển Thủ đô Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chúc mừng ngành Y tế Thủ đô

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Đại diện lãnh đạo các bộ; lãnh đạo Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội là thành viên Hội đồng thẩm định.

Động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước

Phát biểu mở đầu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo, xác định rõ đây là việc mới, việc khó nhưng cũng là cơ hội lớn để tạo ra không gian phát triển mới, động lực phát triển mới và giá trị mới của đất nước, vùng và địa phương; phấn đấu đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đến nay, công tác lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia cơ bản đã hoàn thành. 60/63 quy hoạch tỉnh, thành phố đã hoàn thành công tác thẩm định, trong đó có 55/63 quy hoạch tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh pahts biểu tại cuộc họp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh phát biểu khai mạc

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 cả nước với cơ cấu dân số trẻ có chất lượng cao; ít bị ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng; vị trí đầu mối giao thông thuận lợi về phát triển giao thông đa dạng (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) và kết nối với các tỉnh/thành phố của vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế; là địa bàn có nhiều di sản văn hóa, lịch sử phong phú, đa dạng nhất của quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, kết quả đạt được, thành phố vẫn còn một số khó khăn, thách thức và điểm nghẽn cần giải quyết như vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh/thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ rệt được các ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả cao…

Nhiều tồn tại về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (giao thông, điện, năng lượng, thông tin, truyền thông, cấp, thoát, nước, thủy lợi, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội). Ba vấn đề lớn là tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt.

Các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa được hình thành đồng bộ, đặc biệt thiếu các trục xuyên tâm Bắc Nam và Đông Tây. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu sự đồng bộ, liên thông, liên kết, chưa phát huy được tiềm năng.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trình bày tóm tắt quá trình lập quy hoạch và cho biết, thành phố Hà Nội coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 45 cũng như các nghị quyết mang tính chiến lược với mục tiêu mơ xa, nghĩ lớn, khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, kết quả thực chất, phục vụ Nhân dân.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp

Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế và những kết quả đã đạt được trong phát triển thời gian qua, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã đề xuất những điểm mới, có tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển. Đó là: Đề xuất mục tiêu phát triển thành phố là Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, nơi hội tụ tinh hoa của cả nước và nhân loại; là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt và lan tỏa, thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đi đầu về giáo dục - đào tạo theo chuẩn quốc tế; có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước tiên tiến trong khu vực…

Quy hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ thực hiện quy hoạch; xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô bao gồm: Văn hóa và di sản; Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn; Hạ tầng đồng bộ, giao thông văn minh, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh, kinh tế số; Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá chiến lược bao gồm: Tạo lập thể chế quản trị vượt trội; Phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, đồng bộ; Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và khai thác tài nguyên nhân văn; Phát triển đô thị, cải tạo môi trường và cảnh quan.

Các thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu.
Các thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu

Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng như định hướng trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học; phát triển sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao; phát triển dịch vụ và kinh tế đô thị là trụ cột kinh tế với việc phát triển các trung tâm thương mại phức hợp cung cấp các dịch vụ tổng hợp, không gian ngầm; phát triển các ngành, lĩnh vực khác đảm bảo cân đối, hài hòa.

Tổ chức không gian phát triển Thủ đô Hà Nội với 5 trục động lực trong đó trục sông Hồng là trục động lực chính; khai thác có hiệu quả 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành đầu mối hội tụ, trung tâm kết nối, động lực lan toả nội vùng và liên vùng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng Trung du và miền núi phía Bắc; hướng tới các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển, khẳng định Hà Nội là động lực phát triển vùng, là cực tăng trưởng của quốc gia, cửa ngõ của khu vực ASEAN kết nối với Trung Quốc.

Tổ chức hài hòa, khai thác hợp lý 5 không gian phát triển và phát triển mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại, sáng tạo với điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thể chế để trở thành khu vực động lực phát triển Thủ đô bao gồm 1 đô thị trung tâm và 4 thành phố thuộc Thủ đô. Hà Nội phát triển hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ thuộc khu vực nông thôn; phát triển các khu chức năng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng thông minh, hiện đại.

Các thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu.
Các thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu

Thành phố phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải bao gồm hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia kết nối liên vùng và quốc tế, đường thủy nội địa với vận tải biển; đường vành đai 4 và 5 kết nối vùng. Tập trung phát triển hệ thống đường sắt đô thị đủ khả năng thay thế phương tiện giao thông cá nhân và kết nối trung tâm Thủ đô với các trung tâm đô thị trong vùng Thủ đô. Mở rộng, nâng công suất sân bay Nội Bài ở mức giới hạn hiệu quả; xây dựng sân bay thứ 2 vùng Thủ đô để mở rộng không gian phát triển khu vực phía Nam.

Thủ đô phát triển công nghiệp văn hóa kết hợp với dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc sắc gắn với phục dựng các di tích lịch sử, di sản văn hóa kết hợp truyền thống với ứng dụng công nghệ để tái hiện lịch sử trong không gian thực tế ảo và hình thành không gian văn hóa sông Hồng với con đường di sản bai bên sông để tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước.

Tại buổi họp, các thành viên, ủy viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp cũng đã nêu nhận xét, đánh giá về bản Quy hoạch tập trung nghiên cứu. Cơ quan lập Quy hoạch tiếp thu để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm báo cáo xin ý kiến của Quốc hội và trình phê duyệt theo quy định.

Ưu tiên bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc giao thông

Đồng ý với các ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đinh Tiến Dũng tiếp tục khẳng định khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Thủ đô, tư duy tầm nhìn chiến lược với triết lý phát triển thủ đô với 5 quan điểm chung dựa vào 5 trụ cột: Văn hoá và con người; Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn; Hạ tầng đồng bộ hiện đại: Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục khẳng định vị thế sứ mệnh của Hà Nội đối với vùng đồng bằng sông Hồng với cả nước.

Hà Nội phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với đô thị hoá; thực hiện phát triển các ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp du lịch, nhấn mạnh vai trò của văn hoá, con người và khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn lực, động lực phát triển thủ đô.

Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng;
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp

Quan điểm phát triển của Hà Nội là kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá và bảo vệ môi trường, an ninh an toàn và hạnh phúc của Nhân dân.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tiếp tục là rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân, gốc rễ của điểm nghẽn, từ đó có giải pháp phù hợp như hạ tầng thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị chưa phát triển, ô nhiễm môi trường, quy định quản lý khai thác các dòng sông…đang làm mất lợi thế tự nhiên của thủ đô.

Quy hoạch đô thị hiện còn chậm đổi mới, các quy chuẩn quy hoạch chưa theo kịp xu thế của thời đại. Ngoài ra, năng lực quản lý còn hạn chế , chưa tạo được những đột phá quản lý để mở đường cho phát triển.

Do vậy, Hà Nội sẽ sắp xếp, phân bố các không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Đặc biệt là phương án phát triển trục sông Hồng, không chỉ là dòng chảy của những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, bổ sung nên diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Thành phố sẽ xác định việc cấp bách cần ưu tiên tập trung thực hiện ngay là bảo vệ môi trường, giảm ùn tắc giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng; nhấn mạnh hơn quan điểm phát triển hài hòa đô thị và nông thôn; hoàn thiện các giải pháp để thực hiện Quy hoạch.

Đọc thêm

Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Long Biên Tin tức

Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Long Biên

TTTĐ - Sáng 16/5, Quận uỷ Long Biên tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng các đảng viên trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự và trao Huy hiệu cho các đảng viên lão thành.
Động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân Tin tức

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, các nghị quyết được HĐND TP thông qua tại kỳ họp này là cơ sở pháp lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân.
Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Tin tức

Nhân rộng cách làm hay thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 15/5, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học dẫn đầu đã kiểm tra tại quận Cầu Giấy.
Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công Tin tức

Hà Nội phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công

TTTĐ - Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội.
TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác Tin tức

TP HCM biểu dương 339 gương điển hình học tập và làm theo Bác

TTTĐ - Sáng 15/5, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị và biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024.
Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID Tin tức

Hà Nội hỗ trợ phí cấp lý lịch tư pháp qua VNeID

TTTĐ - Sáng 15/5, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (LLTP) qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường Tin tức

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, giảm 61 xã, phường

TTTĐ - Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường).
HĐND TP Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề cấp thiết Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề cấp thiết

TTTĐ - Sáng 15/5, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 16), xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay (15/5), HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 16) để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Xem thêm