Thảm họa Fukushima không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân
Hoa nở trong tuyết ở Fukushima Giới trẻ Hà Nội nô nức khám phá sức sống kỳ diệu của Fukushima 3 năm sau thảm họa sóng thần |
Thảm họa năm 2011 đã đi vào ký ức người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai tồi tệ nhất (Ảnh: Reuters) |
Bà Gillian Hirth, Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc về Tác động Bức xạ Nguyên tử (UNSCEAR) cho biết kết quả của báo cáo này đã cũng cố thêm kết quả của báo cáo cuối cùng về thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2013.
“Kể từ báo cáo năm 2013, các nhà khoa học “đã không ghi nhận bất cứ trường hợp nào cho thấy sức khỏe người dân sống tại Fukushima phải chịu những ảnh hưởng xấu trực tiếp”, bà Hirth nói.
Ngày 11/3/2011, một trận động đất có độ lớn 9,0 đã gây ra sóng thần quét qua khu vực ven biển phía Đông Bắc Nhật Bản (Ảnh: AP) |
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cũng cho biết không có bằng chứng cho thấy thảm họa có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến sức khỏe người dân.
Fukushima là vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraine.
Hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 |
Ngày 11/3/2011, một trận động đất có độ lớn 9 độ richter đã gây ra sóng thần quét qua khu vực ven biển phía Đông Bắc Nhật Bản, khiến 19.000 người thiệt mạng và mất tích, 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Thị trấn Namie, tỉnh Fukushima được đặt trong vùng cấm sau thảm họa hạt nhân nay đã bắt đầu hồi sinh (Ảnh: AFP) |
Động đất và sóng thần còn dẫn tới một thảm họa khác: Sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, khiến môi trường ở một khu vực rộng lớn quanh đó bị ảnh hưởng nặng nề.
Chính phủ Nhật Bản đã chi hàng trăm tỷ USD để tái thiết các vùng bị tàn phá nặng nề sau thảm họa này.
Sau thảm họa, nhiều người đã quay lại các khu vực được mở cửa trở lại để tái thiết cuộc sống (Ảnh: The Observer) |
Trước dấu mốc, 10 năm thảm họa kép động đất, sóng thần (ngày 11/3/2011), Chính phủ Nhật Bản đã gia hạn thời gian hoạt động của Cơ quan Tái thiết thêm 10 năm tới năm 2031, đồng thời khẳng định giai đoạn 5 năm kể từ tháng 4/2021 là giai đoạn 2 của quá trình tái thiết và phục hồi. Chi phí dành cho công tác tái thiết và phục hồi các khu vực thảm họa ước tính lên tới 1.600 tỷ yên (khoảng 15 tỷ USD).
Trong giai đoạn 2, Chính phủ sẽ cung cấp trợ giúp ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép đó như chữa trị tâm lý cho người dân và thiết lập các cộng đồng dân cư.
Đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi các sự cố hạt nhân, Chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ để người dân bản địa có thể trở về nhà và khuyến khích những cư dân mới tới định cư ở những khu vực đã từng nằm trong phạm vi sơ tán sau các sự cố đó. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tìm cách thiết lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục quốc tế ở các khu vực này.
Đối với những khu vực bị cấm tiếp cận, Chính phủ dự kiến sẽ đẩy nhanh việc nghiên cứu các chính sách, đồng thời lắng nghe cẩn trọng các vấn đề và nhu cầu của người dân địa phương.