Thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) cấm ăn thịt chó, mèo
Thâm Quyến có kế hoạch cấm ăn thịt chó, mèo như một phần trong các động thái nhằm ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 (Ảnh: Bangkokpost)
Bài liên quan
Mỗi năm có khoảng 100 trường hợp tử vong vì chó dại cắn
Hà Nội tuyên truyền người dân không ăn thịt chó, mèo
Trạm cứu hộ chó mèo của nhóm bạn trẻ 9X
Thêm một cựu thành viên Trạm cứu hộ chó mèo Đà Nẵng vạch trần bộ mặt thật của người sáng lập trạm
Thịt chó và triết lý "nhân chi sơ tính bản thiện"
Các quy định mới đã được công bố bởi Ủy ban thường vụ Đại hội nhân dân Thâm Quyến, cơ quan lập pháp thành phố.
Dự thảo bao gồm một "danh sách trắng" gồm chín loại thịt chỉ được phép mua bán sử dụng làm thực phẩm bao gồm thịt lợn, bò, gà, thỏ, cá và hải sản... nhưng không bao gồm các vật nuôi như mèo và chó, cũng như các món ăn phổ biến khác ở miền Nam Trung Quốc như rắn, rùa và ếch.
Động thái của thành phố Thâm Quyến tuân theo nghị quyết được thông qua bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa qua để cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, hành vi được cho là đã làm lây truyền virus Corona gây ra Covid-19.
Tại Thâm Quyến, trung tâm công nghệ nằm sát đặc khu Hong Kong, những người vi phạm các quy định sẽ bị phạt tới 20.000 nhân dân tệ. Theo báo cáo, động vật nuôi không xuất hiện trong danh sách trắng cũng sẽ bị cấm vì khó nhận biết đó là được nuôi hay bị săn trộm.
Các quy định mới vẫn cho phép sử dụng động vật hoang dã cho các mục đích khoa học và y tế nhưng nhấn mạnh rằng việc quản lý các cơ sở như vậy sẽ được tăng cường.
Nhiều thành phố khác tại Trung Quốc cũng đã thực hiện các bước để ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã.
Liu Jinmei, luật sư môi trường của tổ chức NGO Friends of Nature, cho biết: "Chúng ta nên hoan nghênh Thâm Quyến vì đã có chính sách bảo vệ thú cưng". Bà cho rằng các quy định của Thâm Quyến đặt trách nhiệm lớn hơn đối với chủ nhà hàng và khách hàng của họ và sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm vì vi phạm các quy tắc.
Luật bảo vệ động vật hoang dã hiện tại của Trung Quốc đã được ban hành vào năm 1989 nhưng vẫn có những kẻ lợi dụng sơ hở để tiêu thụ động vật hoang dã và cho mục đích thương mại.