Tag

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Văn hóa 09/07/2024 17:32
aa
TTTĐ - Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” là câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù và cũng là tình cảm thiêng liêng, góp phần thắp lên ngọn lửa tri ân các anh hùng liệt sỹ.
Tháng Bảy nghĩa tình ở Ngã ba Đồng Lộc Hành trình về nguồn tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ Tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sỹ Lý Tự Trọng

Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.

Câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, biết bao người chiến sỹ đã nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân, hy sinh hạnh phúc riêng tư cho độc lập tự do.

Mặc dù bị đọa đày nơi ngục tối, những người con trung hiếu luôn kiên gan bền chí trước các trận đòn tra tấn thấu xương, luôn sáng mãi niềm tin về thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ
Trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" thu hút đông đảo đại biểu và Nhân dân tham dự

Trước họng súng quân thù, những người chiến sỹ vẫn hiên ngang đến giây phút cuối cùng, vẫn vẹn nguyên lời thề quyết tử cho Tổ quốc. Tấm gương hy sinh của các đồng chí đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi.

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” là câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù và cũng là tình cảm thiêng liêng, góp phần thắp lên ngọn lửa tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: Tiếng súng mở đầu, Trọn một lời thề và Dấu xưa vang mãi.

Tiếng súng mở đầu

Trưng bày thể hiện nội dung sau khi thành lập (2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo quần chúng làm nên: Phong trào cách mạng (1930 - 1931) với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ (1936 - 1939). Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Ngày 22/9/1940, quân Nhật tiến công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn. Chống cự yếu ớt, quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng.

Không khuất phục trước kẻ thù, ba cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở ba miền Bắc, Trung, Nam là khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), binh biến Đô Lương (1/1941). Đây chính là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc.

Trọn một lời thề

Phần trưng bày này thể hiện nội dung: Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp người dân, dựng trường bắn và xử tử hình nhiều đồng chí lãnh đạo của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa, như các đồng chí: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai…

Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh kiên cường. Ở nơi trường bắn, các đồng chí vẫn hiên ngang, bất khuất.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đồng chí Hà Huy Tập sinh năm 1906 tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng).

Cuối năm 1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất Đảng Tân Việt với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1929 - 1932, đồng chí học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Năm 1933, tham gia Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 7/1936 - 3/1938, đồng chí giữ cương vị Tổng Bí thư, sau đó tham gia Thường vụ Trung ương Đảng.

Ngày 1/5/1938, đồng chí bị địch bắt lần thứ nhất, giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 30/3/1940, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai. Khi bị tòa án địch kết án tử hình, tháng 3/1941, đồng chí đã khẳng khái trả lời: Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động.

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh năm 1912 tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Năm 1928, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Cuối năm 1928, đồng chí đi “vô sản hóa” ở vùng mỏ Quảng Ninh. Khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời (6/1929), đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (2/1930), đồng chí được bầu làm Bí thư Đặc khu ủy Hòn Gai - Uông Bí. Tháng 2/1931, đồng chí bị địch bắt, giam tại các Nhà lao Hải Phòng, Hỏa Lò.

Khi bị xét xử tại tòa án thực dân, năm 1931, đồng chí đã đanh thép trả lời: "Tòa khép tôi vào tội có chân trong Đảng Cộng sản và âm mưu làm rối cuộc trị an. Không đúng! Tôi phải làm cách mạng, vì bọn đế quốc quá áp bức quần chúng, tìm hết cách bóc lột, nào sưu cao, thuế nặng, nào quốc trái để vơ vét cho chúng. Tôi làm cách mạng là để phá bỏ sự vơ vét bất công đó".

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị đày đi Nhà tù Côn Đảo, giam cho đến năm 1936 mới được trả tự do. Năm 1937, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; tháng 3/1938 được bầu làm Tổng Bí thư.

Tháng 1/1940, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai, giam ở Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

Đồng chí Võ Văn Tần sinh năm 1891 tại làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Năm 1923, đồng chí bị địch bắt, giam vì cùng nông dân đấu tranh chống thu thuế sát sinh vô lý. Năm 1926, đồng chí tham gia Hội kín Nguyễn An Ninh. Tháng 8/1929, đồng chí gia nhập An Nam Cộng sản Đảng.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Năm 1930 - 1931, đồng chí phụ trách các cuộc biểu tình ở Chợ Lớn, Gia Định đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập công nhân. Tháng 6/1931, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn; năm 1932, làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Tháng 3/1937, đồng chí giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1938, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt giam tại bót Catinat, Sài Gòn. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim: "Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng".

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp thi hành án tử hình đồng chí ở Hóc Môn (Gia Định) vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”.

Dấu xưa vang mãi

Nội dung trưng bày này nhấn mạnh: Những địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng giờ đây đã trở thành những “địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Nhiệt huyết cách mạng, khí phách hiên ngang của những người chiến sỹ vẫn âm vang qua những lời nói, câu thơ và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ
Màn hoạt cảnh xúc động tại trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" (Ảnh: Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Hôm nay đây Tổ quốc ta đẹp lắm

Là công ơn máu thắm những anh hùng

Cả đất nước tưởng nhớ một ngày chung

Hương khói tỏa muôn trùng bao thương tiếc

(Trích: Bài thơ “Các anh ơi”, Đào Mạnh Thạnh)

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Trong lễ khai mạc trưng bày, hoạt động thuyết minh trưng bày kết hợp với âm thanh bổ trợ đã giúp đại biểu và khách tham quan như ngược dòng lịch sử để hiểu sâu sắc về tinh thần đấu tranh kiên cường trong lao tù, sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Đặc biệt là màn hoạt cảnh xúc động tái hiện cuộc gặp gỡ cuối cùng trong Nhà tù Hỏa Lò của gia đình đồng chí Mai Ngọc Thuyết và đồng chí Nguyễn Văn Mẫn năm 1933. Sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Mẫn bị lưu đày đi Nhà tù Côn Đảo. Năm 1943, đồng chí hy sinh do chế độ tù đày khắc nghiệt.

“Thắp ngọn lửa hồng” về tinh thần kiên trung của anh hùng, liệt sỹ

Du khách còn được trải nghiệm cảnh phục dựng sự cùm kẹp tại hai gian xà lim dùng giam tù nhân bị kết án tử hình để cảm nhận một phần gian khổ, khắc nghiệt mà thế hệ cha ông đã trải qua khi bị địch bắt, giam trong Nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" diễn ra đến ngày 15/8 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đọc thêm

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài Văn hóa

Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài

TTTĐ - Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã mang đến một đêm trình diễn thời trang đầy cảm xúc với 6 bộ sưu tập đặc biệt trong chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản” có sân khấu nổi giữa lòng sông Cầu, đường catwalk dài hơn 58m.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Xem thêm