Thị trường lao động thế giới khó hồi phục đến hết năm 2021 do đại dịch Covid-19
Công nhân sản xuất thiết bị bảo hộ tại công ty công nghệ y tế thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Bài liên quan
Làm thế nào để thụ hưởng đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp?
Xóa tan nỗi lo thất nghiệp của lao động trẻ ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
Nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp
5 trường hợp người lao động được xác định đang đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo một báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố, đại dịch Covid-19 đang dẫn đến sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ đạt 12% trên toàn cầu và 10% trong khối các nước OECD vào cuối năm 2020.
Theo OECD, tác động của đại dịch Covid-19 đối với thị trường lao động tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể lớn gấp 10 lần so với tác động của khủng hoảng tài chính ba tháng đầu năm 2008.
Tỷ lệ thất nghiệp tại 37 nước thành viên OECD trong năm 2020 được dự báo tăng lên 9,4% nếu như dịch bệnh được kiểm soát tốt. Trong tình huống xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ hai, tỷ lệ này sẽ lên mức 12,6% năm nay. Đây đều là những mốc tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Tình trạng việc làm của Mỹ vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức khi các ca nhiễm Covid-19 tại vẫn không ngừng tăng (Ảnh: FT) |
Tính trung bình trong 3 tháng đầu bùng phát đại dịch, tổng số việc làm toàn thời gian giảm 12,2%, trong khi con số này trong 3 tháng đầu khủng hoảng tài chính chỉ là 1,2%. “Điều này cho thấy tác động đặc biệt của đại dịch Covid-19 là khi nhiều nước buộc phải đóng băng nhiều ngành nghề kinh tế để kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh. Khủng hoảng này có tác động lâu dài đến kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế thuộc OECD nói riêng”, báo cáo của OECD nhận định.
Tổ chức này cũng dự báo, tỷ lệ thất nghiệp trong các nền kinh tế thuộc OECD sẽ được cải thiện dần trong thời gian tới nhưng vẫn ở mức cao hơn so với đỉnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở ngưỡng 7,7% trong năm 2021 nếu dịch bệnh được kiểm soát hoặc sẽ đạt mức 8,9% trong trường hợp xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Theo OECD, người lao động thu nhập thấp, lao động tự do, sinh viên mới ra trường, phụ nữ… sẽ là đối tượng phải hứng chịu hệ quả lớn nhất từ sự lao dốc trên thị trường việc làm.
Theo số liệu của Cục Thống kê Australia (ABS), tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 5 là 7,1%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2001 tại xứ sở chuột túi.
Theo cục Thống kê Australia, việc làm toàn thời gian giảm 89.100 xuống còn 8,54 triệu người và bán thời gian giảm 138.600 xuống còn 3,6 triệu người so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm sẽ là 9%.
Giám đốc Trung tâm Thống kê lao động Australia cho rằng đại dịch Covid-19 là đòn giáng mạnh mẽ, tác động lớn đến thị trường việc làm nước này. Ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và giới trẻ; 52% việc làm bị mất đi trong tháng 5 là công việc của phụ nữ và 45% là công việc của giới trẻ.
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Tư xứ sở cờ hoa có tới 20,5 triệu người mất việc vì tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng từ 4,4% của tháng 3 lên 14,7% trong tháng 4. Đây là mức cao nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái vào năm 1933 với mức 25%.
Vào tháng 6, tín hiệu có khả quan hơn khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao kỷ lục kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Theo nhận định của các nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 có thể cản trở sự phục hồi của thị trường lao động.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tái đóng cửa, tiếp tục xa thải nhân công mà còn khiến người lao động không sẵn sàng đi làm do lo ngại bị lây nhiễm.