Thích ứng với những thay đổi: Kỹ năng sống còn cho các doanh nghiệp nhỏ
Ảnh minh họa |
Không thể phủ nhận, đại dịch đã thúc đẩy những hành vi mới, thay đổi thói quen của chúng ta và giúp ta thích nghi với cuộc sống bình thường mới.
Trong đó, một xu hướng đáng chú ý là sự chuyển dịch vượt trội sang thương mại điện tử. Người tiêu dùng đã nhanh chóng áp dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc và nhiều người, bao gồm cả thế hệ lớn tuổi, đã chuyển sang sử dụng thương mại điện tử cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như mua sắm thực phẩm và nhu yếu phẩm.
Bất kỳ ai cũng không nằm ngoài những thay đổi này, các doanh nghiệp phải vận hành để bắt kịp xu hướng hiện thời. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, đại dịch đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính kinh doanh.
Việc đóng cửa tạm thời của một số doanh nghiệp không thiết yếu và các biện pháp cách ly xã hội đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, giữa thời điểm khó khăn này, một số doanh nghiệp nhỏ lại cho thấy khả năng phục hồi và thích nghi nhanh chóng.
Hơn 2/3 (67%) doanh nghiệp nhỏ đã thay đổi cách tiếp cận để duy trì hoạt động kinh doanh của mình kể từ khi Covid-19 lan rộng.
Hơn 1/4 (28%) đã bắt đầu thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội, tiếp theo là các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trực tuyến (27%), cho phép thanh toán không tiếp xúc như thanh toán qua di động hoặc thẻ (20%) và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà (20%).
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với những thách thức mới khi họ nhận thấy mình không thể thực hiện hiệu quả các công việc thường ngày.
Lợi ích của thanh toán kỹ thuật số ngày càng rõ ràng
Việc sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống như chi phiếu đã hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ duy trì thanh khoản và cải thiện dòng tiền, tuy nhiên chi phiếu và tiền mặt ngày càng trở nên bất tiện khi một số doanh nghiệp không thiết yếu đóng cửa tạm thời đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp không thể đến ngân hàng, dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán.
Mặt khác, lợi ích của thanh toán kỹ thuật số ngày càng rõ ràng hơn khi mối lo về việc sử dụng tiền mặt ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã áp dụng phương thức mới để làm việc từ xa, và việc thực hiện thanh toán số sẽ cho phép các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài được thanh toán đúng hạn, ở bất kì nơi đâu.
Ảnh minh họa |
Bỏ qua những lầm tưởng về thẻ thanh toán doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp không tận dụng các thẻ doanh nghiệp và có quan niệm không đúng là thẻ doanh nghiệp chỉ hoạt động như một công cụ thanh toán. Trái với suy nghĩ của nhiều người, thẻ Visa là một công cụ quản lý tài chính cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giám sát và kiểm soát tốt hơn đối với các khoản vốn lưu động.
Thẻ thanh toán dành cho doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp nhỏ hợp lý hóa quy trình thanh toán trong khi vẫn được hưởng ưu đãi, hoàn tiền và các lợi ích khác như thường lệ. Quan trọng hơn, thẻ doanh nghiệp Visa có gia hạn tín dụng lên đến 55 ngày, không tính lãi suất, giúp cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp nhỏ.
Đại dịch mang nhiều cơ hội để góp phần thúc đẩy việc chấp nhận thanh toán thẻ tại các nhà cung cấp. Giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp của Visa (BPSP) có thể mở rộng chấp nhận thanh toán giữa các doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp, giúp việc thanh toán đơn giản và thuận tiện hơn.
Và bằng cách thực hiện thanh toán từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thông qua phương thức kỹ thuật số, các doanh nghiệp nhỏ có thể tiết kiệm thời gian đối chiếu hóa đơn.
Thích nghi để tồn tại
Bên cạnh việc phải thích ứng với những phương thức mới để có thể thanh toán và giao dịch, các doanh nghiệp nhỏ cũng phải xem xét lại cách điều hành và triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Thẻ thanh toán doanh nghiệp của Visa không chỉ hỗ trợ thanh toán mà còn cung cấp quyền truy cập vào các công cụ và giải pháp chuyên môn, giúp chủ doanh nghiệp nhỏ thành công quản lý doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Doanh nghiệp nhỏ có thể tăng năng suất của mình bằng các công cụ kỹ thuật số (ví dụ: G Suite và Microsoft Office) và điện toán đám mây (ví dụ: Xero và Sage), kèm với thẻ Visa dành cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tận dụng ưu đãi và chiết khấu đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, Booster và BigCommerce bằng thẻ Visa.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp nhỏ có thể nâng cao các kỹ năng kinh doanh bằng cách truy cập các khóa học LinkedIn Learning và HBR Ascend, cũng như nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads để xác định và thu hút khách hàng trực tuyến tốt hơn.
Visa tập trung giúp các doanh nghiệp nhỏ đứng vững trên thị trường, hướng đến mục tiêu phục hồi nền kinh tế; cam kết hỗ trợ 10 triệu doanh nghiệp nhỏ ở châu Á – Thái Bình Dương sau đại dịch với chiến dịch “Giá trị sức mua của bạn”. Chiến dịch cũng tổng hợp và cung cấp các nguồn tài nguyên giá trị giúp điều hành doanh nghiệp nhỏ.
“Tôi rất vui khi thấy chiến dịch “Giá trị sức mua của bạn” đã phát động thành công tại Úc, Hồng Kông, Malaysia, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Khi thương mại điện tử ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, Visa cam kết tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp nhỏ để kết nối họ với mạng lưới thương mại toàn cầu của Visa và mang đến những giải pháp vượt trên cả việc thanh toán, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số”, đại diện Visa cho hay.