Tag

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời

Văn hóa 03/03/2024 07:18
aa
TTTĐ - Đệ Tam tổ Huyền Quang (1254-1334) với Phật giáo Trúc Lâm là chủ đề cuộc tọa đàm do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức chiều 2/3, tại chùa Ngọa Vân Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).
Lễ Thượng lương Cung Trúc Lâm Yên Tử Thiền viện Trúc Lâm Phú Yên khánh thành giai đoạn 1 Quảng Ninh: Gắn biển công trình tại Yên Tử mừng kỷ niệm ngày thành lập tỉnh

Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi các khía cạnh về tiểu sử, hành trạng của Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử; tư tưởng thiền học và vai trò của Thiền sư với Phật giáo Trúc Lâm thời Trần; vị trí của cụm di tích Phật giáo Ngọa Vân trong hệ thống di tích Phật giáo Yên Tử.

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Tọa đàm “Đệ Tam tổ Huyền Quang (1254-1334) với Phật giáo Trúc Lâm” do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức

Nói về cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ tam tổ Huyền Quang, Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho hay, Thiền sư Huyền Quang thế danh là Lý Đạo Tái. Căn cứ bộ Tam Tổ thực lục, Thiền sư “Tổ tướng mạo kỳ dị, có chí khí của một bậc trác việt, được cha mẹ hết lòng yêu thương, dạy dỗ, học một biết mười”. Lý Đạo Tái được phân bổ làm quan trong Viện Nội hàn, đến năm 51 tuổi mới xuất gia sau nhiều lần xin với triều đình.

Huyền Quang có nhiều tâm sự tương đối u uẩn, giải thích cho nhiều điều đã được văn chương đề cập đến, lên bổng xuống trầm, tu rồi mà không yên. Trong thời gian trụ trì và hoằng đạo ở chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên, núi Yên Tử), Huyền Quang bị vua dùng mĩ nhân kế để thử dục vọng nhưng không thành.

Sách Tam Tổ thực lục đã dành nhiều trang kể lại nỗi hàm oan của Thiền sư liên quan đến cô cung nữ Điểm Bích. Vua thấy hạnh pháp của Thiền sư cao siêu nên sau đó đến tạ lỗi và phạt Điểm Bích làm tì nữ quét dọn một ngôi chùa trong nội điện cung Cảnh Linh.

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Nơi lưu giữ xá lị Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Ngọa Vân

Cuộc đời của Trúc Lâm Đệ Tam tổ - Thiền sư Huyền Quang là một cuộc đời trọn vẹn với hạnh nguyện cống hiến hết tài năng và trí tuệ cho đạo và đời. Thuở trai trẻ làm quan trong triều thì hết lòng phụng sự triều đình, rồi từ quan xuất gia tu Phật, cùng với Trúc Lâm Sơ tổ và Nhị tổ Pháp Loa đi khắp mọi nẻo đường nỗ lực hoằng dương Phật pháp Trúc Lâm.

Ngài biên soạn kinh sách, xây dựng đạo tràng, đào tạo tăng tài, đăng đàn thuyết pháp, xây dựng chùa chiền, viết vịnh đề thơ... Hơn hết, ngài đã làm cho dòng chảy Phật pháp Trúc Lâm lưu truyền mãi mãi trong dân gian, để nhiều đời sau, dù không còn ghi nhận sự truyền thừa chính thức nhưng tinh thần, trí tuệ, tư tưởng và giá trị của Phật giáo Trúc Lâm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc.

Trong tham luận “Thiền sư Huyền Quang - Đệ tam tổ Phật giáo Trúc Lâm qua văn bia xứ Bắc”, Tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu 12 văn bia ở 4 chốn tổ Trúc Lâm cho thấy, 10 văn bia niên đại từ năm 1604 - 1720 tôn vinh Huyền Quang là Đệ Tam tổ, 2 văn bia ở chùa Đại Bi ngay trong tên đã ghi rõ Huyền Quang là Trúc Lâm Đệ Tam tổ. Những văn bia này được soạn khắc từ đời Trần, thời Lê trung hưng. Năm nay, Viện Trần Nhân Tông sẽ tổ chức hội thảo về Đệ Tam tổ, qua đó, đào sâu nghiên cứu, sưu tập thêm tư liệu về Thiền sư.

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Ngọa Vân ẩn hiện trong mây

Nghiên cứu về "Huyền Quang: Từ đời thực bước vào Phật điện và thần điện Việt", bà Đinh Thị Thùy Hiên, giảng viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, Huyền Quang hiện được biết đến rộng rãi với tư cách Đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

Trước tác mà ông để lại, các dòng ghi chép về nhân vật Lý Đạo Tái - thiền sư Huyền Quang trong sách sử, sách truyền đăng, bia ký… sự hiện diện của tháp mộ Đăng Minh trong khuôn viên chùa Côn Sơn Thiên Tư Phúc, các pho tượng và bài vị Đệ Tam tổ Huyền Quang trong bộ tượng, bộ bài vị Tam tổ ở một số ngôi chùa cổ nổi tiếng… từ lâu đã thu hút mạnh mẽ học giả từ nhiều lĩnh vực, cả trong lẫn ngoài Giáo hội Phật giáo.

Những kết quả nghiên cứu đã đem lại nhận thức phong phú và sâu sắc về một nhân vật lịch sử tài năng xuất chúng, có nhiều đóng góp cho đất nước thời kỳ nhà Trần cai trị; về một vị thiền sư có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Phật giáo Đại Việt.

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Toàn cảnh di tích Ngọa Vân

Ảnh hưởng của Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm để lại rất lớn. Huyền Quang hiện diện trên Phật điện ở vị trí Tổ thứ ba của Thiền phái. Một điều hầu như chưa được quan tâm nhiều là từ đời thực ông còn bước vào thần điện, là một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt.

Các đại biểu cũng bàn về những uẩn khúc trong cuộc đời, những câu chuyện về Thiền sư Huyền Quang; tư tưởng Phật giáo và vai trò của thiền sư với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần; Đệ tam tổ Trúc Lâm và văn hóa tôn giáo Việt Nam trong dòng chảy văn hóa dân tộc; Thiền sư Huyền Quang và những giá trị tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo; hệ thống chùa tháp Phật giáo Trúc Lâm trên dãy Yên Yử và dấu ấn của Tam tổ Huyền Quang; các nghiên cứu khảo cổ ở cụm di tích Ngọa Vân về Phật giáo, cũng như việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích của nhà Trần tại Đông Triều.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Ban Tổ chức sẽ cùng với các nhà khoa học, chuyên gia tiếp tục hoàn thiện các báo cáo và những phát biểu, biên tập thành cuốn kỷ yếu, lưu lại những cống hiến của Đệ Tam tổ Huyền Quang đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Đêm thơ Huyền Quang với chủ đề “Ngọa vân cư”
Thiền sư Huyền Quang hạnh nguyện cống hiến tài năng, trí tuệ cho đạo và đời
Đêm thơ Huyền Quang

Di tích Ngọa Vân là điểm đến tâm linh quan trọng. Ngọa Vân - Bảo Đài sơn không chỉ là điểm nhấn vẻ đẹp mênh mang huyền diệu của cánh cung Đông Triều, mà còn linh thiêng bởi đây là nơi “Vua hóa Phật”, nơi kết thúc trọn vẹn cuộc đời vì đạo thuyết pháp độ tăng, vì đời xây dựng và bảo vệ đất nước của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Trong khuôn khổ tọa đàm, tối cùng ngày tại thiền đường Trúc Lâm diễn ra đêm thơ Huyền Quang với chủ đề “Ngoạ vân cư”.

Đọc thêm

Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công Văn học

Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công

TTTĐ - Anh Lang Công Đạt, người đồng sáng lập và điều hành Công ty cổ phần Sáng kiến Giáo dục toàn cầu (GEIN Academy) đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách đầu tay của mình mang tên “Phụng sự dẫn lối thành công”. Cuốn sách là câu chuyện về hành trình vượt khó đầy ấn tượng của chính tác giả và những bí quyết thành công mà tác giả đã đúc kết được sau hơn 10 năm lập nghiệp.
Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng Văn hóa

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

TTTĐ - Đầm dạ hội không chỉ là thời trang, mà còn là về phong cách và sự tự tin. Mùa hè năm nay, bộ sưu tập (BST) Eternal Elegance mong muốn mang đến cho mỗi người phụ nữ khi khoác lên mình chiếc đầm dạ hội đều cảm nhận được sự tỏa sáng và vẻ đẹp độc đáo của chính mình.
NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt" Văn hóa

NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt"

TTTĐ - Mới đây, cuộc thi Mrs Earth Vietnam 2024 diễn ra thành công tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Trong phần thi áo dài các thí sinh đã xuất hiện với bộ sưu tập (BST) mới nhất của nhà thiết kế (NTK) Thoa Trần mang tên "Bản sắc di sản Việt".
Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024 Văn hóa

Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024

TTTĐ - Đêm thi bán kết của Miss Supranational 2024 và Mister Supranational 2024 lần lượt diễn ra tại Ba Lan. Đại diện của Việt Nam tại 2 cuộc thi là Lydie Vũ - Đỗ Quang Tuyển đã có phần thể hiện ấn tượng. Trên hàng ghế Giám khảo, Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc rạng rỡ, phong thái tự tin và đầy quyền lực.
Để thiết chế văn hóa nông thôn kiểu mẫu hoạt động hiệu quả... Văn hóa

Để thiết chế văn hóa nông thôn kiểu mẫu hoạt động hiệu quả...

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024 Văn hóa

Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024

TTTĐ - Trong đêm Bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình “thoát kén”, vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành trình này.
Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Văn hóa

Bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024 Giải trí

Cựu giám đốc ngân hàng là Á hậu Mrs Earth Vietnam 2024

TTTĐ - Mrs Earth Vietnam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chiến thắng thuộc về Top 5 xinh đẹp. Trong đó, Á hậu 3 Lê Thị Mai đã ghi lại ấn tượng phần thể hiện ứng xử bằng song ngữ của mình.
DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á Điện ảnh - Âm nhạc

DANAFF II: Nối nhịp điện ảnh Châu Á

TTTĐ - Tiếp nối thành công vang dội của kỳ liên hoan đầu tiên vào năm 2023, Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ hai với chủ đề "DANAFF - Nhịp cầu Châu Á" chính thức trở lại từ ngày 2 - 6/7 tại thành phố Đà Nẵng.
T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao Giải trí

T&A Ogilvy hoàn thiện bộ máy lãnh đạo cấp cao

TTTĐ - T&A Ogilvy chính thức công bố bổ nhiệm anh Bạc Cầm Tiến vào vị trí Managing Partner - chuyên trách hoạt động sáng tạo Creative.
Xem thêm