Tag

Thông qua Luật Toà án Nhân dân (sửa đổi) với nhiều điểm mới

Tin tức 24/06/2024 09:44
aa
TTTĐ - Sáng 24/6, với 459/464 đại biểu có mặt tán thành (bằng 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (TAND) sửa đổi.
Hà Nội: Trong 6 tháng năm 2022, Tòa án Nhân dân hai cấp đã thụ lý 23.163 vụ việc Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên hủy bản án sơ thẩm

Luật tổ chức TAND sửa đổi gồm 152 điều. Theo đó, Quốc hội “chốt” không đổi tên tòa án, tức là không đổi tên TAND tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND huyện thành TAND sơ thẩm mà giữ như luật hiện hành.

Như vậy, tổ chức TAND gồm: TAND Tối cao; TAND Cấp cao; TAND tỉnh; TAND huyện; Tòa án Quân sự Trung ương, Tòa án Quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực (gọi chung là tòa án quân sự).

Bên cạnh đó, có TAND sơ thẩm chuyên biệt hành chính; TAND sơ thẩm chuyên biệt sở hữu trí tuệ; TAND chuyên biệt phá sản (gọi chung là TAND sơ thẩm chuyên biệt).

Thông qua Luật Toà án Nhân dân (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Quang cảnh kỳ họp

Thành lập các tòa án chuyên biệt về hành chính, sở hữu trí tuệ, phá sản

Trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, trình bày cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, do còn ý kiến khác nhau về đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến đại biểu bằng phiếu.

Cụ thể, phương án 1: Giữ nguyên quy định của luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện. Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Kết quả, bà Lê Thị Nga thông tin có 194/487 đại biểu Quốc hội tán thành phương án 1 (tỷ lệ 39,84%). Trong khi đó, 170/487 đại biểu Quốc hội tán thành phương án 2 (tỷ lệ 34,91%). Không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Sau khi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, TAND Tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số đại biểu đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện như luật hiện hành.

Về thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, án hành chính là loại việc khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều. Nếu không có quy định phù hợp thì có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm Nhân dân khi giải quyết loại án này.

Thông qua Luật Toà án Nhân dân (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo, giải trình, tiếp thu dự thảo luật

Cũng theo cơ quan thường trực của Quốc hội, vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy hiện nay số lượng chưa nhiều nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn.

“Việc thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt về hành chính, sở hữu trí tuệ, phá sản để giải quyết các vụ việc đặc thù là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn”, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Theo bà Nga, căn cứ yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, TAND Tối cao sẽ xây dựng đề án, phương án cụ thể đề xuất nơi đặt trụ sở, số lượng từng TAND sơ thẩm chuyên biệt… và báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền cho chủ trương.

Từ đó, sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thành lập vào thời điểm phù hợp, trong đó xác định rõ về phạm vi thẩm quyền và các vấn đề khác có liên quan mà đại biểu đã nêu ý kiến.

Để bảo đảm tính thống nhất, không tạo ra khoảng trống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, các cơ quan thống nhất bổ sung khoản 5 Điều 152: “Các tòa án tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm, giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ; giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật về phá sản cho đến khi các TAND sơ thẩm chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo quy định của luật”.

Được ghi âm và ghi hình phiên tòa khi chủ tọa cho phép

Thông qua Luật Toà án Nhân dân (sửa đổi) với nhiều điểm mới
ĐBQH tán thành thông qua Luật Tổ chức Toà án Nhân dân

Một điểm mới đáng chú ý nữa là quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp.

Luật quy định, ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp. Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử, thẩm phán phải được sự đồng ý của thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Ghi âm, ghi hình phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp và hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Luật được Quốc hội thông qua cũng quy định rõ, tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chánh án TAND Tối cao được giao quy định chi tiết khoản này.

Luật Tổ chức TAND sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Đọc thêm

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem thêm