Tag
Hà Nội

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững

Giao thông 22/08/2024 12:07
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh và tỷ lệ này tăng lên 100% vào năm 2035.
Phân luồng giao thông trên tuyến đường Âu Cơ để hạn chế ùn tắc Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh Đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh Giải pháp cấp bách giảm ùn tắc tại 7 "điểm nóng" giao thông

Lộ trình chuyển đổi

Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Hà Nội, nhiều năm qua, thành phố đã và đang quyết tâm thực hiện bằng được việc chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết: Thành phố Hà Nội hiện có 1.905 xe buýt trợ giá với 281 xe dùng năng lượng sạch (139 xe CNG và 142 xe buýt điện) và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên. Đến nay, hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2.

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững
Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh

Về hệ thống trạm sạc xe buýt điện, hiện nay, mới chỉ có 2 vị trí lắp đặt của Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus, phục vụ cho 10 tuyến. Mỗi trạm sạc lần lượt có 32 trụ và 39 trụ sạc, công suất từ 120 - 150kWh, đáp ứng nhu cầu sạc 100% pin của toàn bộ xe.

“Thành phố đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh và tỷ lệ này tăng lên 100% vào năm 2035”, ông Thái Hồ Phương nói.

Lộ trình chuyển đổi phương tiện buýt thường sang xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của thành phố dự kiến đi theo 3 kịch bản gồm: Kịch bản 1: 100% xe buýt điện, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.433 xe. Kịch bản 2: 70% buýt điện, 30% buýt LNG/CNG, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.212 xe (1.592 xe điện và 620 xe LNG/CNG). Kịch bản 3: 50% buýt điện, 50% buýt LNG/CNG, số phương tiện sau chuyển đổi là 2.076 xe (1.100 xe điện và 976 xe LNG/CNG).

Dựa trên tình hình thực tiễn, trước mắt, thành phố đề xuất thực hiện theo kịch bản 3. Khi điều kiện cho phép sẽ phấn đấu thực hiện theo kịch bản 2, sau năm 2040 thực hiện kịch bản 1.

Kế hoạch chuyển đổi dựa trên nguyên tắc lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt dùng điện và năng lượng xanh, bảo đảm phù hợp thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện. Các tuyến buýt mới mở ưu tiên sử dụng xe điện, xe năng lượng xanh.

Với các xe buýt diesel đang hoạt động, thực hiện chuyển đổi theo nguyên tắc được phép kéo dài thời gian sử dụng đến hết hạn thầu.

Cần huy động mọi nguồn lực

Để thực hiện mục tiêu này, ông Thái Hồ Phương cho rằng, cần huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (chi phí phục vụ chuyển đổi, chi phí duy trì trợ giá hằng năm...) và từ doanh nghiệp (mua xe, đầu tư hạ tầng trạm sạc/nạp khí...).

Thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giao thông xanh bền vững
Thành phố Hà Nội đã đưa ra kế hoạch và lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh trên địa bàn phù hợp với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Thành phố Hà Nội cũng đề xuất một số giải pháp gồm: Quán triệt, tuyên truyền về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện; hoàn thiện định mức, đơn giá cho các loại xe buýt xanh; áp dụng định mức, đơn giá tạm thời để đặt hàng xe buýt xanh trong thời gian chờ ban hành chính thức; đầu tư cơ sở hạ tầng xe buýt dùng điện, năng lượng xanh...

Thực hiện việc chuyển đổi này, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn như: Cần nguồn kinh phí lớn để đầu tư phương tiện, hạ tầng, chuyển đổi công nghệ, đào tạo nhân sự... Các doanh nghiệp mong muốn tiếp cận các nguồn vốn có cơ chế cho vay và lãi vay hấp dẫn, an toàn, với sự bảo trợ của Chính phủ, thành phố.

Do đó, các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định các loại hình trạm sạc; bố trí mạng lưới điện đủ đáp ứng nhu cầu trạm sạc; hướng dẫn cụ thể về giá bán điện của trạm sạc và giá sạc điện; cũng như sớm ban hành tiêu chuẩn về ổ cắm dùng trong trạm sạc, nhằm đồng bộ hóa bộ tiêu chuẩn về dây, cáp sạc và thiết bị đo đếm điện năng.

Đọc thêm

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử Giao thông

Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử

TTTĐ - Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội, từ tháng 11/2023 đến nay, sau 1 năm triển khai thí điểm, hơn 16 triệu lượt hành khách đã sử dụng thẻ vé điện tử. Hầu hết hành khách hài lòng với loại hình vé này và mong muốn TP Hà Nội tiếp tục triển khai, mở rộng trên toàn mạng lưới giao thông công cộng.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng?

TTTĐ - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Hải Dương vừa mở thầu đăng ký thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình nằm trong dự án xây dựng nút giao liên thông kết nối Quốc lộ 17B với Quốc lộ 5.
Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc Nhịp điệu cuộc sống

Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc

TTTĐ - Sau nhiều lần sửa chữa, tuyến Quốc lộ 14H qua địa bàn huyện Duy Xuyên lại tái diễn tình trạng "ổ gà", buộc người dân phải vá tạm để lưu thông.
Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng đang lấy ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Nam về phương án quản lý và bàn giao liên quan đến dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn.
Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương Giao thông

Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương, tổng vốn đầu tư 436,3 tỷ đồng.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn Giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn

TTTĐ - Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô, nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội.
Xem thêm