Thu “quả ngọt” từ mùa vàng trầm tích
Như một cách lắng trầm tích văn hóa Để trầm tích văn hóa trở thành sinh kế cho những ngôi làng ven sông… Bài 2: Ước vọng vươn lên từ trầm tích văn hoá đất Long Hưng |
Cán bộ nêu gương
Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng, quận Ba Đình là đơn vị thực hiện rất tốt các quy tắc ứng xử, mang đến những thay đổi về văn hóa cán bộ cũng như văn hóa người Hà Nội.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện Thanh Trì |
Tại Ba Đình, cán bộ, công chức, viên chức mang thẻ đúng quy định, có ý thức tổ chức kỷ luật; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả, nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, tự phê bình, rút kinh nghiệm; có biện pháp và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khi để xảy ra sai sót trong thực hiện nhiệm vụ; giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; tận tụy, gương mẫu, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.
Cán bộ quận cũng luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Trong giao tiếp với người dân, đội ngũ cán bộ viên chức luôn tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân.
Sự vào cuộc tích cực của cán bộ và Nhân dân đã mang đến những chuyển biến lớn trong văn hóa người Hà Nội |
Ở phía Tây Thủ đô, Đảng ủy và Công đoàn cơ quan UBND huyện Ba Vì luôn chú trọng công tác tuyên truyền để đưa quy tắc ứng xử vào cuộc sống. Cụ thể, UBND huyện tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền quy tắc ứng xử và phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các phòng, ban, đơn vị với nhiều hình thức; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa công sở, đạo đức công vụ và quy tắc ứng xử cho cán bộ, lãnh đạo quản lý cơ quan, đơn vị, địa phương.
Một số đơn vị đã thực hiện bổ sung vào quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị về việc thực hiện quy tắc ứng xử; đưa kết quả việc thực hiện quy tắc ứng xử vào tiêu chí bình xét thi đua hàng năm. Các đơn vị yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải nắm chắc nội dung quy tắc để nghiêm túc thực hiện; xác định đây là việc làm thường xuyên và lâu dài nhằm tạo sự đột phá về lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân; phòng chống các hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội cho biết: Hội có những kế hoạch để cụ thể hóa 2 quy tắc ứng xử, bám sát Chương trình 06 của Thành ủy, lồng ghép các quy chế, phong trào thi đua, cụ thể thành cuộc vận động phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp.
Hội tập trung vào các giải pháp: Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động hướng chị em phụ nữ tới thanh lịch văn minh; quan tâm xây dựng các mô hình điểm tác động trực tiếp tới ý thức của hội viên.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh vào yếu tố người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện 2 quy tắc ứng xử. Tính phục vụ của Sở rất cao, nếu không nhận thức được rõ ý nghĩa của quy tắc thì rất khó để ứng xử với Nhân dân. Vì thế, Sở không chỉ tuyên truyền trong các đơn vị trực thuộc mà còn tuyên truyền cho mọi tầng lớp, đối tượng phục vụ như: Đám tang văn minh, văn hóa xếp hàng...
Với sự thấm nhuần về vai trò, tác dụng của quy tắc ứng xử, đưa những hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp từng đối tượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã gặt hái nhiều thành quả để tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới.
Sở Y tế đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền 2 quy tắc ứng xử trong các hội thi của ngành; niêm yết ở nơi dễ nhìn, dễ thấy; ban hành nhiều kế hoạch, văn bản gắn với việc thực nội dung chuyên môn của ngành.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng tiến hành những hoạt động thực chất như triển khai đánh giá những điều không hài lòng của người bệnh 6 tháng một lần để điều chỉnh thái độ phục vụ của y, bác sĩ; triển khai tích cực những dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính để thuận tiện hơn cho người khám, chữa bệnh.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội có 2 địa điểm là Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa là nơi thường xuyên tập trung đông khách ghé tới. Vì thế, cách ứng xử khi giao tiếp với người dân được đơn vị đặc biệt chú trọng.
Ở những vị trí đón tiếp, trung tâm đều treo 2 quy tắc ứng xử và đồng thời có thêm một quy định riêng dành cho khách tham quan. Từ thực tế vào những ngày cao điểm, hầu như lúc nào cũng có khách đánh rơi điện thoại, ví tiền, đơn vị đã tích cực truyền thông gương người tốt, việc tốt trong việc nhặt được của rơi trả người đánh mất để lan tỏa lối sống đẹp của cán bộ Thủ đô. Đồng thời, trung tâm cũng tổ chức các buổi tập huấn về kĩ năng lễ tân, đón tiếp khách, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Nhân dân tích cực hưởng ứng
Suốt hơn 6 năm vừa qua, từ việc tuyên truyền tích cực của các cơ quan chức năng, báo chí truyền thông và đặc biệt là sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, Nhân dân Thủ đô đã hưởng ứng và làm theo nhiều mô hình hay, cách làm tốt để nâng tầm văn hóa người Hà Nội.
Nhận thấy lợi ích thiết thực của 2 quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày, mối quan hệ với hàng xóm, tổ dân phố, khu dân cư, khi tham gia giao thông, đến mọi nơi công cộng… người dân Thủ đô quan tâm và chú trọng hơn đến từng điều khoản trong các quy tắc, như kim chỉ Nam cho mọi hành động, lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
Bên cạnh đó, điều dễ nhận thấy nhất là tại các cơ quan công sở, thái độ phục vụ người dân của cán bộ được cải thiện. Mọi vấn đề thủ tục hành chính hanh thông, thuận tiện, hiệu quả hơn. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, có thể nói, sự chuyển biến từ văn hóa công sở của cán bộ cũng đã tác động rất lớn đến quần chúng Nhân dân để tạo nên diện mạo văn hóa Hà Nội ngày nay.
Các mô hình: Tổ dân phố “5 không”; thôn, cụm dân cư, tổ dân phố thông minh; tổ dân phố kiểu mẫu, sân chơi lành mạnh cho mọi lứa tuổi; chợ văn minh - an toàn - hiệu quả; mô hình phòng cháy chữa cháy cộng đồng, mô hình camera an ninh… được người dân tham gia nhiệt tình.
Nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng đã được các địa phương lồng ghép với các mô hình xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã tạo ra hiệu quả rõ rệt.
Dù không thể tuyệt đối nhưng tại Hà Nội bây giờ hiện tượng chen lấn, xô đẩy, chen ngang khi xếp hàng hầu như không còn. Việc “thổi giá, hét giá” tại các chợ hầu như “biến mất”. Tương tự, khách du lịch đến Hà Nội dường như không còn phải nơm nớp nỗi lo bị “chặt chém” vì quy định phải niêm yết giá đồ ăn thức uống được thực hiện rất nghiêm chỉnh.
Điều đáng mừng nữa là sự hiền hòa, mến khách của người Hà Nội ngày càng được phát huy. Không chỉ vui vẻ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau mà người phương xa đến cũng cảm nhận rõ nét mỗi người Hà Nội đều là những “đại sứ du lịch” của thành phố này.
Đó là niềm tự hào cũng như trách nhiệm mà người Hà Nội luôn ý thức phải bảo toàn, giữ gìn và phát huy trong thời gian tới.