Tag

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện bằng được mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em

Muôn mặt cuộc sống 08/04/2023 20:20
aa
TTTĐ - Chiều 8/4, trong chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tặng quà, trao học bổng của các nhà tài trợ cho 300 trẻ em của làng trẻ SOS và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
Thủ tướng dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vượt khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “lắng nghe trẻ em bằng trái tim và bảo vệ trẻ em bằng hành động” với sự chân thành, hành động cụ thể - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “lắng nghe trẻ em bằng trái tim và bảo vệ trẻ em bằng hành động” với sự chân thành, hành động cụ thể - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự chương trình có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Điện Biên.

Bày tỏ xúc động được tham dự chương trình, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “lắng nghe trẻ em bằng trái tim và bảo vệ trẻ em bằng hành động” với sự chân thành, hành động cụ thể; đánh giá cao các nhà tài trợ đã tặng các món quà ý nghĩa cho các em, trong đó có những chiếc xe đạp giúp đường đến trường của các em gần hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là mối quan tâm lớn của xã hội và là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tình thương yêu sâu sắc cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Người coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là ươm “mầm xanh tương lai” cho đất nước. Bác căn dặn: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.

Thực hiện lời dạy của Bác, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài, bao trùm và bền vững của đất nước.

Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành từ rất sớm và không ngừng được hoàn thiện, thể hiện qua việc các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1959 đến nay đều có nội dung về trẻ em.

Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.

Ngày 5/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.

Thủ tướng tặng quà, trao học bổng cho 300 trẻ em của làng trẻ SOS và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà, trao học bổng cho 300 trẻ em của làng trẻ SOS và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, chương trình, đề án về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực thực hiện cùng sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân, các nhà hảo tâm.

Nhờ đó, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận: Công tác bảo vệ trẻ em có sự chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp tăng hằng năm.

Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được thực hiện đồng bộ, hiệu quả (100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí); đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, trẻ em là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. Giáo dục trẻ em đạt được những kết quả quan trọng; tỉ lệ trẻ em đi học đúng tuổi các cấp không ngừng tăng lên.

Đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng. Quyền được tham gia của trẻ em tiếp tục được quan tâm, chú trọng; tiếng nói, nguyện vọng của các em được lắng nghe, đáp ứng.

Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ GD&ĐT, tỉnh Điện Biên trong nỗ lực thực hiện sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và việc tổ chức Chương trình trao học bổng, tặng quà tại Điện Biên nói riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ GD&ĐT, tỉnh Điện Biên trong nỗ lực thực hiện sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và việc tổ chức Chương trình trao học bổng, tặng quà tại Điện Biên nói riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị; sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể xã hội, cộng đồng và của chính bản thân các cháu - những mầm non tươi sáng, tương lai của đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Điện Biên trong nỗ lực thực hiện sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và việc tổ chức Chương trình trao học bổng, tặng quà tại Điện Biên nói riêng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn còn những tồn tại, khó khăn, thách thức. Cả nước vẫn còn khoảng 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo Thủ tướng, vẫn còn các cháu thiếu nhi sống cuộc sống khó khăn; vẫn có nguy cơ cao bị xâm hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Một bộ phận trẻ em thiếu về dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc chu đáo của người lớn.

Tình trạng bị tai nạn thương tích, đuối nước, trầm cảm… vẫn diễn ra ở một bộ phận trẻ em. Tỉ lệ tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, một số tập tục lạc hậu còn chưa xóa bỏ ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và sự phát triển toàn diện của trẻ em…

“Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm trẻ em hơn nữa bằng tất cả trách nhiệm, lắng nghe trẻ em hơn nữa bằng cả trái tim, cùng chung tay bảo vệ trẻ em hơn nữa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả, để trẻ em được sống trong bình yên, hạnh phúc, trong tình yêu thương và được phát triển toàn diện”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị, mỗi gia đình hãy tạo ra môi trường sống hạnh phúc, an toàn, tránh gây áp lực cho con trẻ, để trẻ không phải chịu bất hạnh trong chính ngôi nhà của mình. Mỗi nhà trường hãy tạo không khí để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tránh gây áp lực học hành cho học sinh. Cộng đồng, xã hội “hãy trách nhiệm, yêu thương với trẻ em”, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

“Chúng ta phải cùng nhau quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em. Hành động vì trẻ em bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái; đồng thời, lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm các hành động sai trái với trẻ em”, người đứng đầu Chính phủ phát biểu.

Với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng và tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, với chính những sự quyết tâm, cố gắng của bản thân, các cháu sẽ tiếp bước cha anh, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, nỗ lực, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, để luôn là những người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; mai sau trở thành những công dân có ích cho xã hội, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Đọc thêm

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và Lễ Vu Lan báo hiếu, sáng 4/7, đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 với việc thăm và trao tặng quà cho các đối tượng người già, người có công tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 tại huyện Ứng Hoà (Hà Nội). Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành thường niên của báo Tuổi trẻ Thủ đô trong nhiều năm qua.
Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ Muôn mặt cuộc sống

Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt Xã hội

Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030 Muôn mặt cuộc sống

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Xem thêm