Thúc đẩy mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam
Quang cảnh Lễ công bố kết quả nghiên cứu
Theo đó, SIB ở Việt Nam thường có quy mô nhỏ về nhân sự nhưng lại đi đầu trong việc thúc đẩy sự đa dạng và bao trùm trong kinh doanh. Gần như tất cả các SIB đều có nhân viên là nữ và 3/4 số doanh nghiệp này có người khuyết tật trong đội ngũ nhân viên của mình.
Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng, doanh nghiệp cân bằng mục tiêu xã hội và kinh tế là mô hình kinh doanh bền vững. 70% SIB đang kinh doanh có lợi nhuận, 59% SIB ở Việt Nam lựa chọn cân bằng giữa mục tiêu xã hội và kinh tế, 34% tập trung vào mục tiêu xã hội. Trong đó, việc làm, cuộc sống mạnh khoẻ hạnh phúc cho mọi người và bảo vệ môi trường là 3 lĩnh vực tác động hàng đầu của SIB.
Vì vậy, nghiên cứu nêu bật sự cần thiết phải hỗ trợ cho việc phát triển khu vực SIB tại Việt Nam, đồng thời ghi nhận các doanh nghiệp, các doanh nhân trong khu vực này như một trong những nhân tố chủ chốt giúp đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Bà Catherine Phuong, Trợ lý Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam |
Tán thành ý kiến trên, bà Catherine Phuong, Trợ lý Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam khẳng định: Khu vực "Doanh nghiệp tạo tác động xã hội" đang đi đầu trong việc đảm bảo duy trì sự bình đẳng giới và hỗ trợ nhiều những mục tiêu bền vững của UNDP và chúng tôi rất tự hào được hỗ trợ các bạn trong việc thực hiện các nghiên cứu để nâng cao sự tương tác giữa con người với nhau, chúng ta cần phải đi đầu trong quá trình đạt được những mục tiêu của UNDP, cần phải có những hành vi có trách nhiệm hơn đối với môi trường và tạo ra một thế giới mà mọi người đều bảo vệ môi trường và cùng có những giải pháp để giải quyết những vấn đề, đó là nguyên nhân tại sao UNDP thực hiện sứ mệnh của mình trong quá trình nghiên cứu. Hi vọng rằng những cải cách cũng như cải tiến về mặt tài chính, những cơ hội tham gia tập huấn tốt hơn cũng như là sự nhận thức tốt hơn của khách hàng sẽ giúp chúng ta xây dựng được một hệ sinh thái. Thúc đẩy những hành động tích cực hơn trong việc này bằng việc đưa ra những minh chứng với tất cả những thông tin mà chúng tôi thu thập được trong hơn 200 doanh nhân, những nhà đầu tư và những người xây dựng hệ sinh thái trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Để thúc đẩy sự phát triển của khu vực SIB tại Việt Nam, bà Catherine Phuong cho rằng vai trò của Chính phủ là rất quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội tiếp cận nguồn vốn và các phương pháp tài chính sáng tạo khác cho khu vực SIB; đẩy mạnh sự kết nối giữa SIB và các doanh nghiệp khác trong khối tư nhân và thành lập mạng lưới đại diện cho khu vực SIB.
Đại diện UNDP, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội và doanh nghiệp khởi nghiệp.. |
Kết quả nghiên cứu dựa trên gần 500 phiếu điểu tra khảo sát, phỏng vấn 62 cá nhân đại diện cho các bên hữu quan, thông qua hình thức phỏng vấn 1-1 hoặc nhóm tập trung và 3 hội thảo tham vấn các bên liên quan.