Tag

Thức thâu đêm: Chiến lược ôn thi sai lầm của học sinh cuối cấp

Nhịp sống trẻ 09/05/2025 14:29
aa
TTTĐ - Gần đến kỳ thi, nhiều học sinh cuối cấp đang rơi vào vòng xoáy "học ngày học đêm" với hy vọng bù đắp kiến thức và bứt phá trong giai đoạn nước rút. Tuy nhiên, việc ngủ ít, học nhiều không chỉ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần sa sút, mà còn phản tác dụng trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.
Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

Những cuộc chạy đua không ngủ

Khi chỉ còn hơn mông tháng là đến kỳ thi chuyển cấp và tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh lựa chọn rút ngắn thời gian nghỉ ngơi để tăng thời gian học tập. Từ học sinh lớp 9 chuẩn bị vào lớp 10 đến học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm đèn sách, ai cũng cảm thấy “không đủ thời gian”.

Trong mùa thi nhiều học sinh tranh thủ học thâu đêm suốt sáng dẫn đến tình trạng mệt mỏi
Trong mùa thi nhiều học sinh tranh thủ học thâu đêm suốt sáng dẫn đến tình trạng mệt mỏi

Nguyễn Thị Khánh Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi ngày em ngủ khoảng 5 - 6 tiếng. Ban ngày đi học trên lớp và học thêm, tối về em học đến tận 1 giờ sáng mới ngủ. Sáng 6 giờ lại phải dậy đi học tiếp".

Không riêng Linh, nhiều học sinh khác cũng đang rơi vào trạng thái học tập căng thẳng, thiếu ngủ nghiêm trọng. Các nhóm học online vẫn hoạt động rầm rộ lúc 1–2 giờ sáng, với lịch trình “cày đề” dày đặc.

Tâm lý chung của nhiều em là sợ bị tụt lại phía sau, sợ không đủ thời gian để gỡ điểm yếu, đặc biệt là với những môn xét tuyển quan trọng. Điều đáng lo là nhiều phụ huynh cũng ủng hộ lịch học dày đặc và xem việc thức khuya học bài là biểu hiện của sự chăm chỉ, cầu tiến.

Gần đến kỳ thi, học sinh tranh thủ “học ngày học đêm” với hy vọng bù đắp kiến thức và bứt phá trong giai đoạn nước rút
Gần đến kỳ thi, học sinh tranh thủ “học ngày học đêm” với hy vọng bù đắp kiến thức và bứt phá trong giai đoạn nước rút

Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục và y tế đều khẳng định: Đây là cách học phản khoa học và gây hại nhiều hơn lợi. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, phục hồi năng lượng và duy trì sự tỉnh táo. Ngủ đủ giúp não bộ xử lý và lưu trữ thông tin đã học trong ngày, đồng thời cải thiện khả năng tập trung và tư duy logic.

Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Diễm Khuê, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Chi hội Bệnh lý mất ngủ Việt Nam cho biết, trẻ trong độ tuổi THCS, THPT thì nên ngủ mỗi ngày từ 8 tới 10 tiếng. Mỗi giấc ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu thời gian ngủ buổi tối không đủ, thì cần bổ sung sang giờ ngủ trưa.

Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Khuê, thời gian ngủ tối và thời gian ngủ trưa là 10 tiếng nhưng nó sẽ không phải là phép cộng cơ học "5+5=10". Hoàn toàn không hề tốt nếu học sinh ngủ ban đêm chỉ 5 tiếng nhưng ngủ trưa cũng 5 tiếng, dù thời gian cả ngày ngủ vẫn là 10 tiếng nhưng về lâu dài có hại cho sức khỏe.

Ngủ đủ giấc để học hiệu quả hơn

Nhiều học sinh lớp 12 hiện nay không đảm bảo ngủ từ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đây là dấu hiệu cảnh báo về một văn hóa học tập đang lệch chuẩn, khi thời gian nghỉ ngơi bị hy sinh cho kỳ vọng điểm số.

Nhiều học sinh cuối cấp thức thâu đêm để ôn luyện với mong muốn đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới (Ảnh minh hoạ)
Nhiều học sinh cuối cấp thức thâu đêm để ôn luyện với mong muốn đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới (Ảnh minh hoạ)

Một số trường học và giáo viên đã nhận ra điều này, họ khuyến khích học sinh ôn thi theo hướng chất lượng hơn số lượng. Cô Nguyễn Thị Tỵ, giáo viên môn Văn trường THPT Cổ Loa (Đông Anh) chia sẻ: “Tôi luôn nói với học sinh: Học 1 giờ tỉnh táo có giá trị hơn học 3 giờ trong trạng thái buồn ngủ. Thời gian nghỉ ngơi chính là lúc não bộ xử lý sâu kiến thức, không phải lúc bỏ đi".

Một xu hướng mới trong cộng đồng học sinh là “ôn thi lành mạnh”, khuyến khích học đủ, ngủ đủ và tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì tinh thần thoải mái trong mùa thi. Một số bạn trẻ chia sẻ lịch trình học xen kẽ nghỉ ngơi, sử dụng kỹ thuật Pomodoro (học 25 phút, nghỉ 5 phút) hay tập thiền, yoga để giải tỏa áp lực.

Ngoài ra, việc ôn thi có chiến lược, tập trung vào trọng tâm kiến thức, luyện đề hiệu quả và hệ thống hóa lại bài học, cũng được đánh giá cao hơn so với học tràn lan thiếu định hướng. Nhiều trung tâm luyện thi hiện nay cũng khuyến khích học sinh lập kế hoạch học thông minh thay vì chỉ gia tăng khối lượng học.

Phân bổ thời gian học tập khoa học và giữ gìn sức khỏe mới là chìa khóa thành công bền vững
Phân bổ thời gian học tập khoa học và giữ gìn sức khỏe mới là chìa khóa thành công bền vững

Kỳ thi nào cũng quan trọng, các em học sinh cần hiểu đúng về việc ôn tập đúng cách. Các trường học cũng nên tổ chức những buổi tư vấn tâm lý, hướng dẫn phương pháp học tập khoa học, tránh tạo ra áp lực điểm số quá mức lên học sinh.

Về phía học sinh, hãy coi giấc ngủ đủ là một phần không thể thiếu của hành trình ôn thi, không phải là "thời gian chết”. Những kết quả cao nhất sẽ không đến từ những đêm thức trắng mà đến từ sự tỉnh táo, kiên trì và lộ trình ôn thi hợp lý.

Đọc thêm

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ Camera 360 trẻ

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ

TTTĐ - “Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) giúp Việt Nam vươn lên, nắm bắt cơ hội từ sự dịch chuyển toàn cầu. May mắn của thế hệ trẻ ngày nay là hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ thể chế, chính sách của Nhà nước và cộng đồng quốc tế”.
Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup Nhịp sống trẻ

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

TTTĐ - Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025 không chỉ là sân chơi của công nghệ, startup và chuyển đổi số, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa những người trẻ giàu khát vọng và các nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành, cùng kiến tạo tương lai đổi mới sáng tạo của Thủ đô.
AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng Nhịp sống trẻ

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

TTTĐ - Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đầu tư thời gian và tiền bạc để trang bị thêm các kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, quyết tâm "vượt sóng" để tìm kiếm cơ hội việc làm vững vàng trong bối cảnh thị trường lao động đầy thách thức.
Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Nhịp sống phương Nam

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Ngày 8/5, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức chương trình gặp gỡ, chúc mừng đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương trước thềm Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.
"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm Nhịp sống trẻ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

TTTĐ - Đầu năm 2025, sinh viên năm thứ 3, ngành Quản lý và Phát triển du lịch, khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua một hành trình thực tập giáo trình đầy ý nghĩa kéo dài bốn tuần tại các đơn vị du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng hàng đầu.
Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - MV “Hoa thơm dâng Bác” được ra mắt như một món quà tinh thần ý nghĩa, chan chứa tình cảm kính yêu của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi cả nước dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

TTTĐ - Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết, chương trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" năm 2025 khép lại với nhiều cảm xúc thiêng liêng, trọn vẹn. Mỗi thành viên của đoàn nguyện sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1, niềm tự hào về lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng.
Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

TTTĐ - Hoa khôi trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đoàn Thị Hương cho rằng, chỉ khi có năng lực thực sự, người trẻ mới có thể vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì thế, thế hệ trẻ ngày nay cần nghĩ sâu, làm lớn, biết vượt qua giới hạn, dám hành động và sống có trách nhiệm, có lý tưởng.
Xem thêm