Tag

Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến

Nhìn ra thế giới 24/05/2020 13:18
aa
TTTĐ - Thụy Điển đã tiết lộ rằng mặc dù áp dụng các biện pháp chống dịch đi ngược lại thế giới nhưng chỉ có 7,3% người dân ở Stockholm tự phát triển các kháng thể cần thiết để đối phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến

Người dân Thụy Điển vẫn được phép ra ngoài và cửa hàng quán ăn đông khách trong đại dịch (Ảnh: CNN)

Bài liên quan

Chiến thắng của cậu bé mắc căn bệnh lạ liên quan đến Covid-19

Phương pháp chống dịch khác lạ của Thuỵ Điển

Hơn 100 triệu dân Trung Quốc bị phong tỏa trở lại

Một người Việt dương tính với SARS-CoV-2 từ ổ dịch Itaewon (Hàn Quốc)

Chọn hướng đi khác

Số liệu này được Cơ quan Y tế cộng đồng của Thụy Điển xác nhận với CNN. Theo đó, tỷ lệ này là ngang ngửa với các nước khác và vẫn còn thấp hơn mục tiêu 70 - 90% để tạo thành “miễn dịch bầy đàn” trong dân số.

Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở Châu Âu không áp dụng biện pháp phong tỏa mạnh tay để ngăn dịch. Quốc gia này đi theo một chiến lược hoàn toàn khác biệt. Đó là quyết định đặt niềm tin vào ý thức người dân.

Thuỵ Điển chỉ đóng cửa các trường học cho học sinh từ 16 tuổi trở lên và cấm tụ tập quá 50 người nhưng đề nghị mọi người hạn chế các hoạt động đi lại không cần thiết, làm việc tại nhà và ở trong nhà nếu là người cao tuổi hay đang bị ốm. Các cửa hàng, nhà hàng và phòng tập thể dục vẫn được mở cửa.

Người dân đi lại trên một cây cầu ở trung tâm Stockholm (Thụy Điển) ngày 11/5 (Ảnh: CNN)
Người dân đi lại trên một cây cầu ở trung tâm Stockholm (Thụy Điển) ngày 11/5 (Ảnh: CNN)

Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Thụy Điển cho rằng “tỷ lệ 7,3% dân số thấp hơn một chút so với dự đoán nhưng không đến mức quá thấp”.

Ngay từ đầu, chiến lược chống dịch này bị nhiều nhà nghiên cứu Thụy Điển chỉ trích. Họ cho rằng tạo “miễn dịch bầy đàn” nhận được rất ít ủng hộ trên thế giới. Tuy nhiên, giới chức Thụy Điển bác bỏ quan điểm mục tiêu của họ là tạo “miễn dịch bầy đàn”.

Ông Tegnell cho rằng mục đích của Thụy Điển là làm giảm tốc độ lây lan của virus xuống mức mà các cơ quan y tế nước này có thể đối phó được. Thụy Điển luôn có ít nhất 20% số giường chăm sóc đặc biệt trống và có thể chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các nước áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có thể dễ bị tổn thương hơn khi làn sóng lây nhiễm thứ hai xuất hiện. Bởi chỉ có một bộ phận nhỏ dân số của các quốc gia này đã phát triển được miễn dịch.

Sự tính toán nguy hiểm

Nghiên cứu của Cơ quan Y tế cộng đồng Thụy Điển được thực hiện nhằm xác định mức độ “miễn dịch bầy đàn” trong dân số. Họ đã thực hiện 1.118 xét nghiệm trong một tuần, lặp lại sau chu kỳ bảy ngày và duy trì trong giai đoạn tám tuần. Kết quả từ các vùng khác sẽ được công bố sau.

“Miễn dịch bầy đàn” đạt được khi phần lớn người dân, từ 70 - 90% có khả năng miễn dịch trước căn bệnh nào đó, thông qua tiêm chủng hoặc cơ thể tự chống chọi được sau khi mắc bệnh. Nếu xảy ra bệnh sẽ ít khả năng lây lan sang những người không miễn dịch, bởi không có đủ người mang mầm bệnh để lây nhiễm cho họ.

Tuy nhiên, Michael Mina, trợ lý giáo sư dịch tễ học tại Trường Y Harvard cho biết, trên thực tế chưa có nước nào đạt được điều này và vắc-xin sẽ giúp con người đạt “miễn dịch bầy đàn” nhanh hơn.

Ảnh chân dung của nhà dich tễ học Anders Tegnell dán tại một nhà hàng ở Stockholm kêu gọi người dân rửa tay trong mùa dịch (Ảnh: AFP)
Ảnh chân dung của nhà dich tễ học Anders Tegnell dán tại một nhà hàng ở Stockholm kêu gọi người dân rửa tay trong mùa dịch (Ảnh: AFP)

Tỷ lệ người dân Thuỵ Điển hình thành kháng thể Covid-19 không vượt xa so với các nước áp dụng nghiêm ngặt lệnh phong tỏa và cách ly xã hội. Theo đánh giá sơ bộ của Chính phủ Tây Ban Nha, tính đến giữa tháng 5,5% dân số nước này có kháng thể với Covid-19.

Tại Mỹ, ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Chính sách tại Đại học Minnesota, ước tính khoảng 5 - 15% người dân Mỹ đã nhiễm virus.

Ông cho rằng virus sẽ tiếp tục lây lan trong cộng đồng cho đến khi khoảng 60 - 70% dân số bị nhiễm và sau đó sự lây lan sẽ chậm lại.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nước Mỹ còn “một chặng đường dài” để đạt được miễn dịch cộng đồng. Ước tính, quá trình này có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo việc đặt hy vọng vào miễn dịch cộng đồng như một cách để kiềm chế virus. Theo các kết quả nghiên cứu được tổ chức này công bố tuần qua, chỉ có 1 - 10% dân số thế giới có kháng thể chống virus.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nói rằng, khái niệm “miễn dịch bầy đàn” là một “tính toán nguy hiểm”.

Trong khi tỷ lệ tử vong trên 1 triệu dân ở Thụy Điển (376) là thấp hơn so với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề ở Châu Âu như Italy (535), Tây Ban Nha (597) và Anh (538). Ngược lại, con số này vượt xa các nước láng giềng như Na Uy (44), Đan Mạch (96) và Phần Lan (55) - những quốc gia có hệ thống phúc lợi và đặc tính nhân khẩu học tương tự nhưng áp dụng phong tỏa chặt chẽ.

Hồi tháng 4, các quan chức Thụy Điển ước tính đến đầu tháng 5, một phần ba dân số tại Stockholm sẽ hình thành kháng thể với virus Corona và cho rằng thủ đô này có thể đạt miễn dịch cộng đồng ở mức 40 - 60% vào giữa tháng 6.

Đến nay, Chính phủ Thụy Điển đã thừa nhận những thất bại nghiêm trọng trong phòng chống dịch tại các viện dưỡng lão và tuyên bố sẽ phân bổ thêm một khoản viện trợ lớn cho khu vực này. Tuy nhiên, Thụy Điển vẫn kiên quyết cho rằng tỷ lệ tử vong trên đầu người tương đối cao không phải là hậu quả của việc không áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm