Tag

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người

Tin tức 07/11/2020 12:00
aa
TTTĐ - Ngay sau khi Liên hợp quốc được thành lập, một trong những văn kiện quan trọng hàng đầu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua là Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền là văn kiện đầu tiên khẳng định một cách tương đối toàn diện quyền con người, từ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền được hưởng an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ công, quyền làm việc, nghỉ ngơi, quyền học tập, quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt với bà mẹ và trẻ em…
Bảo đảm quyền con người trong ứng phó đại dịch Covid-19 Bảo đảm quyền con người trong thời hội nhập Dấu ấn hòa bình vì quyền con người của Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, quyền con người là giá trị phổ quát và tất cả người dân các quốc gia đều mong muốn quyền của mình được bảo đảm. Quyền con người có được như ngày nay cũng chính là thành quả đấu tranh của các dân tộc, trong đó có quyền dân tộc tự quyết là quyền được nêu lên đầu tiên trong hầu hết tất cả các điều ước quốc tế. Với Việt Nam, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyền dân tộc tự quyết - quyền được ghi nhận hàng đầu, ngay tại Điều 1 của Công ước về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) cũng là mục tiêu và thành quả của quá trình đấu tranh, hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là cam kết xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Đặc biệt, với công cuộc Đổi mới toàn diện mà Việt Nam tiến hành trong những thập kỷ qua, con người - nhân dân luôn được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi chính sách, hành động. Dù còn nhiều khó khăn thách thức khách quan, và cả chủ quan, nhưng nhìn chung công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao.

Kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua, công tác cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.

Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Người dân tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hình thức như: tham gia qua quốc hội, qua các đoàn thể chính trị-xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ quyền dân sự, quyền được tiếp cận thông tin, chúng ta cũng thấy rằng, ngày nay với điều kiện kinh tế phát triển hơn thì khả năng người dân tiếp cận thông tin tăng lên rất nhiều.

Người dân tất cả vùng miền tiếp cận với đài, truyền hình, với công nghệ Internet tạo điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, nhanh hơn, trong nước và ngoài nước. Hiện khoảng 70% người dân Việt Nam có thể tiếp cận Internet hàng ngày, không chỉ để phục vụ sinh kế, học tập, giải trí mà còn để trực tiếp thực hiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến với các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật.

Quyền về kinh tế, đảm bảo quyền kinh doanh, sở hữu, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức kinh tế khác nhau, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể. Các hình thức doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài.

Việt Nam cũng đang xây dựng một chính phủ vì dân, chính phủ kiến tạo. Quốc hội cũng đổi mới phương thức hoạt động để làm sao phản ánh đầy đủ tiếng nói của người dân, thực hiện tốt hơn vai trò pháp luật, pháp luật có hiệu quả hơn, thực hiện chức năng giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cũng cố gắng đổi mới phát huy vai trò, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, chúng ta có rất nhiều tổ chức. Thể hiện chủ trương, đường đối của Việt Nam nhất quán, rất rõ, ngày càng được hoàn thiện và được thực hiện bằng cả biện pháp, kết quả cụ thể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Những thành tựu trong lĩnh vực quyền con người là tiền đề quan trọng cho Việt Nam trong công tác đối ngoại, không chỉ nhằm thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tăng cường hiểu biết để thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác quan trọng; mà còn phát huy vị thế, vai trò của Việt Nam trên một số vấn đề quyền con người tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực.

Ngoài đối thoại với tất cả các thành viên Liên hợp quốc trong khuôn khổ UPR, Việt Nam cũng đã tiến hành những Vòng Đối thoại hoặc tham vấn song phương với một số đối tác có quan tâm về quyền con người. Hoạt động này đã góp phần giúp Việt Nam và các nước hiểu hơn về những quan tâm, kể cả khác biệt, chia sẻ những ưu tiên, kinh nghiệm và tìm hiểu các cơ hội hợp tác về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Thành công đó đã đóng góp vào việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng.

Ngoài ra, tại các diễn đàn Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Việt Nam không chỉ khẳng định được chính sách và thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mà còn đóng góp thực chất vào nỗ lực chung thúc đẩy các giá trị về quyền con người, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế thúc đẩy xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình nghị sự toàn cầu quan trọng như về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, di cư…

Việt Nam cũng tiếp tục thể hiện vai trò chủ động, tích cực và đóng góp thực chất vào cuộc đấu tranh chung của đa số các nước trên thế giới để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản trong tiếp cận về quyền con người, đó là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, không chính trị hóa vấn đề quyền con người. Từ kinh nghiệm của chính mình, Việt Nam khẳng định mạnh mẽ rằng đối thoại và hợp tác mới là cách thức hiệu quả khi xem xét các vấn đề về quyền con người.

Năm 2019, tại Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cùng Bangladesh và Philippines giới thiệu Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền của người khuyết tật với 49 nước đồng bảo trợ; là nước đại diện tiếng nói của ASEAN trong các sự kiện của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền phụ nữ. Đây cũng là một sáng kiến liên quan của Việt Nam. Với những hoạt động này, Việt Nam đang được xem là thành viên nòng cốt tại Hội đồng nhân quyền trong thúc đẩy nội dung về biến đổi khí hậu và quyền con người.

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam cũng là thành viên tích cực chủ trì nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEAN về quyền con người, trong đó có Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về quyền con người và Ủy ban ASEAN về thúc đẩy bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, trong đó đã chủ trì, đăng cai nhiều sự kiện quan trọng về bình đẳng giới và công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển trẻ em ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong quá trình xây dựng Luật pháp chính sách, trong quá trình triển khai cũng như trao đổi với đối tác quốc tế, như các quốc gia khác chúng ta nhìn nhận còn có những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục.

Ví dụ về Luật pháp, chúng ta khắc phục làm sao luật pháp có hiệu quả hơn, giảm bớt sự chồng chéo. Bộ máy hệ thống hành chính giảm bớt quan liêu phục vụ người dân tốt hơn, tiến hành chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước nhìn nhận trong hệ thống pháp luật, tư pháp vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.

Ý thức, nhận thức của người dân về quyền mình được hưởng chưa đầy đủ, về năng lực người cán bộ thực thi bảo đảm quyền người dân còn thiếu sót. Điều kiện khách quan về kinh tế-xã hội chưa cho phép chúng ta có nguồn lực đảm bảo quyền người dân như mong muốn. Khó khăn nữa là một số tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền con người, quyền tự do dân chủ để phục vụ ý đồ chính trị riêng, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, luật pháp, ảnh hưởng tới quá trình đảm bảo quyền con người cũng như quyền lợi của cộng đồng.

Để đảm bảo thực thi nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, thành tựu đã đạt được trong chính sách về quyền con người. Do đó, chúng ta sẽ phải hoàn thiện chính sách, bổ sung các chính sách liên quan đến vấn đề quyền con người; xây dựng những biện pháp cụ thể nhằm thực thi pháp luật các chính sách về con người.

Quan trọng hơn, chúng ta phải tăng cường các biện pháp giáo dục trong mỗi người dân cũng như các cán bộ công chức trong hệ thống chính trị về quyền con người; về vấn đề trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đảm bảo quyền con người; trách nhiệm của người dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong vấn đề đảm bảo quyền con người.

Thêm vào đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế; tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào các thể chế quốc tế về quyền con người. Qua đó, Việt Nam chủ động giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đối tác quốc tế về quá trình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cũng có thể học hỏi những kinh nghiệm hay từ các đối tác quốc tế để hoàn thiện pháp luật, chính sách, triển khai các biện pháp thực hiện.

Đọc thêm

Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thời sự

Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ -“Bác Trọng” là tên gọi thân thương mà mỗi người dân ở khắp nơi dành cho Tổng Bí thư. Với hình ảnh giản dị, gần gũi, ông đã để lại trong mỗi người dân niềm tin yêu trọn vẹn về một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, cống hiến trọn đời cho Đảng và Nhân dân.
Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những ngày qua, hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, nơi tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc *

Lời điếu tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang Nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Thời sự

Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

TTTĐ - Chiều 26/7, tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), thân nhân của Tổng Bí thư, các lực chức năng, bà con Nhân dân tập trung làm lễ truy điệu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân

TTTĐ - Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.
Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn Tin tức

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn

TTTĐ - Cùng với cả nước, suốt nhiều năm qua, thành phố (TP) Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công… coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tấm lòng, là văn hóa nêu gương của Thủ đô qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình Tin tức

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình

TTTĐ - Vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong lần tiếp xúc cử tri quận Ba Đình năm 2011, cán bộ, giáo viên trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn nhớ mãi hình ảnh của một vị lãnh đạo ân cần, giản dị, ấm áp.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm