Tag

Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển

Kinh tế 06/06/2018 21:57
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển.

Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển

Thông báo kết luận nêu rõ, sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là hết sức nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta; gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống hơn 510 nghìn người, với 130 nghìn hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.

Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao để sớm có giải pháp nhanh nhất ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân 4 tỉnh.


Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển
Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự chỉ đạo chủ động, tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc có trách nhiệm, đồng bộ của các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các tổ chức đoàn thể xã hội, nhân dân các địa phương... Vì vậy, sau 2 năm công tác khắc phục sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung cơ bản hoàn thành. Hơn 99% người dân bị ảnh hưởng đã nhận được tiền đền bù, hỗ trợ thiệt hại...

Phát huy kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các Bộ ngành và địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, nhất là công tác đánh giá tác động môi trường cần phải được tăng cường, nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.

Từ sự cố môi trường biển này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có giải pháp phù hợp để giữ gìn được môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng, cả trước mắt và lâu dài. Hệ thống quan trắc đánh giá môi trường phải được tập trung đầu tư xây dựng trên toàn quốc nhất là các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao, hoạt động hiệu quả, thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Kết quả quan trắc phải được công khai, minh bạch để dân giám sát. Công khai bộ chỉ số đánh giá. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư vào các dự án năng lượng xanh, các dự án bảo vệ môi trường.

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng thị trường mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất xây dựng thuế môi trường đối với các doanh nghiệp có vi phạm về bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khác tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tiếp tục giám sát, theo dõi chất lượng môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định; theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển các tỉnh ven biển, đặc biệt giám sát FHS sau khi vận hành lò 2.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá tại 4 tỉnh từ nguồn kinh phí bồi thường của Công ty FHS.

Tập trung chi trả hết số tiền hỗ trợ thiệt hại còn lại

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tập trung chỉ đạo chi trả hết số tiền hỗ trợ thiệt hại còn lại (khoảng 0,9%) không để phát sinh khiếu kiện; hoàn thành hồ sơ, thủ tục quyết toán theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính; hoàn thành trước ngày 30/8/2018. Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh khác như giáo dục, đào tạo, học nghề, việc làm…

Tổ chức tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được của tỉnh đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các cơ chế, chính sách để trục lợi.

UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá đúng quy định và đảm bảo hiệu quả; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các dự án khôi phục hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên vùng biển, xây dựng các trạm quan trắc môi trường biển tại địa phương.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; có giải pháp bảo đảm môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


Tin liên quan

Đọc thêm

“Người gác cổng chất lượng” trong nền kinh tế số Doanh nghiệp

“Người gác cổng chất lượng” trong nền kinh tế số

TTTĐ - Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất thiết bị điện - điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin.
Nhìn thẳng làm thật, đề ra nhiều giải pháp để đạt mục tiêu Thị trường - Tài chính

Nhìn thẳng làm thật, đề ra nhiều giải pháp để đạt mục tiêu

TTTĐ - Bức tranh kinh tế TP Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2025 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn cần sớm được giải quyết để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm và hướng đến sự phát triển lâu bền.
Bí quyết giúp Vinamilk giữ vững vị trí trong giỏ hàng người tiêu dùng Doanh nghiệp

Bí quyết giúp Vinamilk giữ vững vị trí trong giỏ hàng người tiêu dùng

TTTĐ - Khi sự trung thành của người tiêu dùng ngày càng trở nên “xa xỉ”, thì vị trí được chọn mua trong giỏ hàng thực sự là “chiếc cúp” quý giá nhất mà mọi thương hiệu mong muốn. 13 năm qua, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam, Vinamilk là cái tên dẫn đầu nhiều danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG. Họ đã làm điều đó như thế nào?
Petrovietnam đứng thứ 11 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á Doanh nghiệp

Petrovietnam đứng thứ 11 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

TTTĐ - Bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 (500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á) được công bố ngày 17/6 đã chính thức vinh danh Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ở vị trí thứ 11 khu vực Đông Nam Á, đồng thời đứng Top 5 các doanh nghiệp năng lượng trong khu vực và là Top 1 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Kết quả này khẳng định thành tích ấn tượng của Petrovietnam về doanh thu và năng lực hoạt động hiệu quả trong một bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Quảng Ngãi tăng cường quản lý Nhà nước về thẩm định giá Thị trường - Tài chính

Quảng Ngãi tăng cường quản lý Nhà nước về thẩm định giá

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành văn bản số 3794/UBND-KTTH, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá.
Ra mắt ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA: An tâm trong mọi giao dịch Doanh nghiệp

Ra mắt ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA: An tâm trong mọi giao dịch

TTTĐ - Việc triển khai ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA tới khách hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sau hơn 32 năm phát triển, nhằm tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng thông qua việc tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á Doanh nghiệp

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025. Trong top 100, Việt Nam có 12 doanh nghiệp được vinh danh, trong đó có Tập đoàn Hòa Phát.
Gấp đôi số ngày, hàng triệu ưu đãi Thị trường - Tài chính

Gấp đôi số ngày, hàng triệu ưu đãi

TTTĐ - Amazon thông báo sự kiện Prime Day năm nay kéo dài 96 giờ, bắt đầu từ 12h01 sáng (giờ PDT) từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 7.
Luật Thương mại điện tử phải bảo đảm quản lý tốt, cạnh tranh lành mạnh Thị trường - Tài chính

Luật Thương mại điện tử phải bảo đảm quản lý tốt, cạnh tranh lành mạnh

TTTĐ - Chiều tối 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để bán hàng giả Thị trường - Tài chính

Rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để bán hàng giả

TTTĐ - Bộ Công thương sẽ phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các mặt hàng vi phạm và rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Xem thêm