Tag

Tôm Cà Mau - tự hào thương hiệu Việt

Nông thôn mới 12/12/2023 15:06
aa
TTTĐ - Được mệnh danh ngôi vương xuất khẩu tôm, Cà Mau đã xây dựng nhiều giải pháp từ việc xây dựng hình ảnh, niềm tin đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước; sản phẩm đến với người tiêu dùng phải ngon, sạch, chất lượng, an toàn. Để làm được việc này đang triển khai nhiều giải pháp.
Cà Mau khen thưởng 6 cá nhân có thành tích triệt phá tội phạm ma túy Tuổi trẻ Cà Mau tích cực công tác thiện nguyện, an sinh xã hội

Cà Mau là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt nằm ở cực Nam của Tổ quốc, giáp cả Biển Đông và Biển Tây với tổng chiều dài bờ biển khoảng 254km. Cà Mau có tiềm năng, lợi thế về sản xuất lúa, rau, củ, quả và nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản. Sản xuất nông nghiệp của Cà Mau đã và đang phát triển mạnh mẽ, hàng hóa nông nghiệp ngày càng nâng cao về chất lượng và số lượng.

Nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Cà Mau phát triển mạnh so với cả nước với diện tích hơn 303.320ha, trong đó diện tích nuôi tôm 278.365ha (chiếm khoảng 40% cả nước), có nhiều loại hình nuôi như: Siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp.

Mô hình nuôi tôm xen canh trồng lúa đem lại hiểu quả bền vững cho người dân Cà Mau
Mô hình nuôi tôm xen canh trồng lúa đem lại hiểu quả bền vững cho người dân Cà Mau

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, hàng năm, tổng sản lượng thủy sản của Cà Mau đạt trên 600.000 tấn, riêng sản lượng tôm đạt trên 250.000 tấn, chiếm khoảng 22% của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 1,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào sự kiện lần đầu tiên Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản và là quốc gia cung ứng tôm lớn thứ hai thế giới. Sản phẩm tôm Cà Mau tự hào đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 4 thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc.

Ngày nay, con tôm đã thật sự trở thành sản phẩm không thể tách rời với đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân Cà Mau...

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 1,2 tỷ USD

Sản xuất tôm giống có bước đột phá về đầu tư quy mô lớn, sản xuất tập trung… đến nay đã được nhiều tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước cấp 9 loại chứng nhận quốc tế như: ASC, B.A.P, EU Organic, Canada Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Naturland. Diện tích được chứng nhận đạt 19.590ha.

Trong đó, diện tích tôm rừng là 19.025ha, diện tích tôm lúa là 565ha với sản lượng tôm được chứng nhận ước khoảng 10.000 tấn. Chứng nhận tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 110418:2018) diện tích gần 250 ha với hình thức nuôi chủ yếu là tôm - lúa, tôm quảng canh kết hợp.

Toàn tỉnh hiện có 38 doanh nghiệp (41 nhà máy) chế biến, xuất khẩu tôm, thủy sản khác, với tổng công suất thiết kế khoảng 250.000 tấn/năm. Hầu hết các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn để xuất hàng vào các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, EU…

Sản phẩm tôm của tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu qua hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD/năm, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Bên cạnh các nhà máy chế biến thủy sản lớn còn có khoảng 170 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủy sản khô và thu mua, sơ chế bảo quản nông sản.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại lễ khai mạc.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại lễ khai mạc Festival tôm Cà Mau

Trước đó, phát biểu tại lễ khai mạc Festival tôm Cà Mau ngày 10/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, năm 2023, GRDP tỉnh Cà Mau ước tăng 7,78% so cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước.

Ngành tôm Cà Mau đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoài nuôi siêu thâm canh còn có những loại hình nuôi bền vững ít nơi nào có được như tôm - rừng, tôm - lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ.

Tôm Cà Mau - tự hào thương hiệu Việt
Tôm Cà Mau - tự hào thương hiệu Việt
Các sản phẩm được đón nhận tại Festival tôm Cà Mau

Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành Nông nghiệp nói chung và Cà Mau nói riêng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, tỉnh cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó có hệ sinh thái ngành tôm; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…

Festival tôm Cà Mau năm 2023 với chủ đề "Tự hào thương hiệu Việt" và Diễn đàn OCOP Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ ngày 9 - 13/12 nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh với bạn bè trong và ngoài nước.

Theo ban tổ chức, Festival tôm Cà Mau với nhiều hoạt động tập trung giới thiệu thành tựu, tiềm năng của ngành tôm cùng các sản phẩm đặc trưng của Cà Mau và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện cũng là dịp để các đơn vị, doanh nghiệp gặp gỡ, quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm