Tag

TP HCM: Thành lập Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, tập trung giải quyết dứt điểm ngập nước

Môi trường 29/03/2019 14:28
aa
TTTĐ - Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến vấn đề cấp thoát nước và chiếu sáng đô thị TP, mới đây, UBND TP HCM đã ban hành quyết định thành lập Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM.

TP HCM: Thành lập Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, tập trung giải quyết dứt điểm ngập nước

Vấn đề chống ngập nước đang rất được người dân và chính quyền TP HCM quan tâm

Bài liên quan

TP HCM: Hiệu quả lớn từ việc người dân tham gia Chương trình tiết kiệm điện, sử dụng điện Mặt trời

TP HCM: Trao giải thưởng sáng tạo cho các công trình, sáng kiến, giải pháp tiêu biểu dịp 30/4

TP HCM triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ban hành quyết định thành lập Trung tâm Báo chí TP HCM

Ông Vũ Văn Điệp, nguyên Trưởng Phòng Quản lý Công viên cây xanh thuộc Sở Giao thông - Vận tải thành phố giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm này.

Theo đó, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM là đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng thành phố, được thành lập theo Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 27/3/2019 của UBND TP. Trung tâm được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại của các đơn vị bao gồm: 4 Khu Quản lý giao thông đô thị, Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn thuộc Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP.

Theo quyết định, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM có chức năng thay mặt UBND TP làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý vận hành, bảo trì toàn bộ hệ thống thoát nước, kiểm soát triều cường, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xử lý bùn thải trên địa bàn TP và việc khai thác, duy tu, bảo trì các công trình về chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, Trung tâm còn có nhiệm vụ tham mưu Giám đốc Sở Xây dựng nghiên cứu xây dựng chiến lược và giải pháp kiểm soát lũ, triều cường trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận, xác định các dự án ưu tiên và phân kỳ cho từng khu vực, điều phối các hoạt động dự án tiêu thoát nước để giải quyết căn bản tình trạng ngập nước. Trung tâm cũng thực hiện công tác xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về thoát nước đô thị, kể cả kế hoạch ưu tiên chống ngập và thoát nước trên địa bàn, tham mưu, làm việc thúc đẩy các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP về thoát nước, xử lý nước thải, bùn thải.

Trụ sở Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM đặt tại số 3 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10.

Ngoài ra, cũng liên quan đến vấn đề khắc phục và giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn TP trong thời gian sắp tới, mới đây, UBND TP HCM cũng đã ban hành quyết định về Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ngập nước năm 2019. Theo kế hoạch, trong năm nay, TP sẽ tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm và một phần của 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân, đồng thời cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường TP.

Bên cạnh đó, TP cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện một loạt dự án chống ngập, trong đó có 7 dự án giải quyết 9/15 tuyến đường ngập nước do mưa; thi công hoàn thành dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) - dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng để giải quyết 4/9 tuyến đường ngập nước do triều cường; thi công hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2, công suất 469.000 m3/ngày và khởi công nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, công suất 480.000 m3/ngày.

Đọc thêm

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra phòng chống bão YAGI tại Nam Định Môi trường

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra phòng chống bão YAGI tại Nam Định

TTTĐ - Sáng 6/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống bão số 3 tại tỉnh Nam Định.
Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó bão số 3 Môi trường

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất Môi trường

Tập trung phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất

TTTĐ - Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Quân đội, Công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó bão số 3 với tinh thần cao nhất.
Bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân trước "siêu bão" Yagi Môi trường

Bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân trước "siêu bão" Yagi

TTTĐ - Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân...
Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3 Xã hội

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Thường trực Thành ủy ban hành Điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội.
Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Môi trường

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn

TTTĐ - Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa Môi trường

Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa

TTTĐ - Sáng 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/NĐ-CP/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định).
Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Môi trường

Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ

TTTĐ - Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước Môi trường

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

TTTĐ - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Môi trường

Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ

TTTĐ - Hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Xem thêm