Tag

TP Hồ Chí Minh liên kết với Đồng Tháp phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn

Kinh tế 05/11/2021 19:00
aa
TTTĐ - TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp có cơ sở để đẩy mạnh kết nối, phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của mỗi địa phương trong điều kiện thích ứng an toàn với Covid-19.
TP Hồ Chí Minh đề xuất thí điểm đón khách quốc tế từ tháng 12/2021 Du lịch Quảng Ninh mở cửa: Kỳ vọng từ những giải pháp táo bạo Quảng bá du lịch an toàn và thông minh trong bối cảnh bình thường mới Tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của thành phố
TP Hồ Chí Minh liên kết với Đồng Tháp phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tại hội nghị liến kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp trong ngày 5/11. Ảnh: CTV

Ngày 5/11, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp UBND Đồng Tháp và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội nghị liên kết du lịch liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp nhằm kết nối du lịch giữa 2 tỉnh trong giai đoạn bình thường mới.

Hòa nhập không hòa tan

Dưới góc độ là doanh nghiệp thường xuyên đưa du khách TP Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du Ngoạn Việt cho biết, hiện nay việc liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói chung phải được thực hiện đồng bộ về chính sách, sản phẩm, cách làm... Cụ thể, du khách đến TP Hồ Chí Minh dễ dàng nhưng khi về Đồng Tháp lại bị chặn như vậy phải là không liên kết, nó còn thể hiện sự không thống nhất về chính sách đón khách du lịch giữa các tỉnh.

"Mặt khác, khi liên kết du lịch với các tỉnh thành, mỗi tỉnh thành cũng cần phải giữ nguyên thế mạnh của mình, khi liên kết phải trên tinh thần hòa nhập nhưng không hòa tan. Vừa qua, chúng tôi đi khảo sát du lịch ở Đồng Tháp và thấy có sản phẩm du lịch là tham quan bè cá. Đây không phải sản phẩm đặc trưng của Đồng Tháp mà là của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, đến Đồng Tháp du khách được tham quan Tràm Chim, đây mới là sản phẩm đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp cần phái triển và làm đa dạng sản phẩm này để hút khách về tỉnh", ông Phan Xuân Anh nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, việc liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa khi thí điểm đón khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh. Bởi TP Hồ Chí Minh hiện không chỉ là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước mà sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là trung tâm nhận và trung chuyển nguồn khách quốc tế đi các điểm đến lân cận, trong đó có các tỉnh miền Tây.

"Nếu xét theo độ phủ vaccine, hiện TP Hồ Chí Minh là điểm đến an toàn và đáp ứng yêu cầu thí điểm đón khách quốc tế có "hộ chiếu vaccine". Khi đề xuất thí điểm được thông qua, nguồn khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh sau đó có thể đi những tour khép kín, tour trọn gói khám phá các điểm đến ở ĐBSCL, gia tăng hiệu quả liên kết du lịch cũng như thêm sự lựa chọn cho du khách và nhanh chóng khôi phục ngành du lịch", ông Nguyễn Hữu Ý Yên nói.

Chia sẻ thông tin về tình hình mở cửa ngành du lịch của tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch Đồng Tháp cho biết, hiện tỉnh đang ở mức độ 2 (nguy cơ trung bình, các cơ sở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch được hoạt động trở lại. Vì vậy, tỉnh đã xác định “Mở cửa phải an toàn, an toàn mới mở của” và tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp ứng phó linh hoạt, thích nghi, an toàn với các ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai các giải pháp khôi phục lại hoạt động du lịch; tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, truyền thông quảng bá về tiềm năng, thế mạnh du lịch với các sản phẩm đặc thù, hấp dẫn. Để mở cửa ngành du lịch, tỉnh còn huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch nhằm xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc, hấp dẫn thu hút được du khách. Đồng thời phát huy liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành ĐBSCL với phương châm “Liên kết - Hành động - Phát triển”.

TP Hồ Chí Minh liên kết với Đồng Tháp phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn
Các tỉnh miền Tây luôn thu hút du khách TP Hồ Chí Minh với sản phẩm du lịch đường sông. Ảnh chụp khi chưa có dịch bệnh

“Đồng Tháp đề ra các giải pháp mở cửa thích ứng, an toàn, linh hoạt bao gồm: đảm bảo an toàn tại điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch và khách du lịch; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các kỳ nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch; chính sách hỗ trợ khôi phục lại hoạt động du lịch; xây dựng tour, tuyến kết nối các điểm mở cửa hoạt động”, ông Bửu nói.

Phát triển sản phẩm gắn với vùng nước nổi

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, hiện nay Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng, phù hợp với thị trường khách du lịch TP Hồ Chí Minh như: sản phẩm du lịch gắn với mùa nước nổi, sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp, sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử, sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống nổi tiếng, làng hoa Sa Đéc nổi tiếng, sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực vùng đất sen hồng… Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng xác định Đồng Tháp cũng là thị trường khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh với các sản phẩm du lịch chủ lực như: du lịch đô thị, du lịch mua sắm, giải trí, chăm sóc sức khỏe, văn hóa – lịch sử… và kết nối đến các tỉnh lân cận vùng Đông Nam Bộ hoặc các vùng khác.

Tuy nhiên, vừa qua chương trình liên kết du lịch cũng còn một số hạn chế tồn tại như: liên kết xây dựng tour du lịch gắn kết 2 địa phương chưa tạo ra các chương trình, sản phẩm mới thật sự hấp dẫn; đặc biệt là các chương trình du lịch thu hút khách từ Đồng Tháp đến TP Hồ Chí Minh chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên báo đài, website du lịch, các trung tâm thông tin du lịch của hai địa phương chưa hiệu quả cao. Mặt khác, các chính sách kích cầu về giá và dịch vụ chưa cụ thể nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch đến Đồng Tháp.

Để khắc phục các hạn chế trên, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho rằng, hai tỉnh cần đẩy mạnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước; phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của hai tỉnh để có sản phẩm liên kết chủ lục; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức và định hướng phát triển du lịch cho đội ngũ cán bộ ngành và doanh nghiệp tại Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung...

TP Hồ Chí Minh liên kết với Đồng Tháp phát triển du lịch an toàn, hấp dẫn
Hiện nay, du khách đi du lịch cần phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn...

Đồng quan điểm về việc đẩy mạnh liên kết các sản phẩm du lịch đặc trưng, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh cho biết, Đồng Tháp có trên 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp và những năm gần đây phát triển mạnh du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, trải nghiệm làng nghề. Loại hình du lịch này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế bền vững, mà còn góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa bản địa. Đặc biệt, trong bối cảnh “bình thường mới” thì loại hình này càng có nhiều cơ hội phát triển mạnh trong thời gian tới. Do đó, Đồng Tháp cần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này để giới thiệu đến với du khách TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh đề nghị tỉnh Đồng Tháp chú trọng khai thác Di tích lịch sử và Khảo cổ Gò Tháp xây dựng thành sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và về nguồn trong chương trình du lịch liên tuyến; cần nghiên cứu khai thác cửa khẩu quốc tế Dinh Bà với nước bạn Campuchia cũng là một trong những cơ hội có thể khai thác để đưa khách quốc tế đến Đồng Tháp và các vùng lân cận trong liên kết...

Để rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Tháp, theo bà Phan Thị Thắng, Đồng Tháp cần nâng cấp hạ tầng giao thông của quốc lộ N2, quốc lộ 30 và quốc lộ 80 trên địa phận Đồng Tháp để tạo thuận lợi cho việc lưu thông của các phương tiện vận chuyển khách du lịch. TP Hồ Chí Minh và Đồng Tháp cần tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi các dự án đầu tư cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống và mua sắm đặc sản địa phương đạt chuẩn phục vụ khách du lịch góp phần tăng chi tiêu của du khách đi và đến giữa hai tỉnh....

“Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn ra thì việc phát triển du lịch phải gắn với việc đảm bảo an toàn phòng dịch. Cụ thể, các doanh nghiệp giữa các tỉnh cần tuân thủ nghiêm các quy định về phòng dịch, tiếp tục kích thích nhu cầu đi du lịch của người dân nhưng vẫn đảm bảo thành quả phòng chống dịch của hai địa phương. Chấp hành nghiêm các tiêu chí du lịch phải an toàn, an toàn trong du lịch và tận dụng lợi thế của từng địa phương để phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới là có dịch”, bà Phan Thị Thắng đề xuất.

Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động liên kết du lịch cũng tạm gián đoạn với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10, TP Hồ Chí Minh cũng đã tích cực tổ chức các tour du lịch nội vùng theo các tiêu chí an toàn thích ứng với Covid-19 và tổ chức các tour thí điểm đến các tỉnh Tây Ninh cũng như tổ chức các hội nghị liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Nam Trung Bộ gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp....

Đọc thêm

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ Doanh nghiệp

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Mondelez Kinh Đô phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam) tiếp tục gửi tặng hơn 2.300 thùng bánh kẹo, tương đương 66.400 hộp sản phẩm để cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bão lũ, tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm Doanh nghiệp

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

TTTĐ - Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 7/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai Doanh nghiệp

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai

TTTĐ - Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

TTTĐ - MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình Chào MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi Doanh nghiệp

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập Doanh nghiệp

Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập

TTTĐ - Ngôn ngữ nghệ thuật Generative Art với hơn 13 triệu tia sáng đại diện cho những khách hàng luôn đồng hành cùng Techcombank đã làm người xem mãn nhãn tại các Hội sở Techcombank Quang Trung, Lê Duẩn và Trần Duy Hưng. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tưng bừng kỉ niệm 31 năm thành lập Techcombank “không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội”.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm