Tag

Trải nghiệm hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí

Văn học 09/08/2018 13:28
aa
TTTĐ- Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách "Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng" như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này. Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người.

Trải nghiệm hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí

Bìa cuốn sách "Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng"

Sách do dịch giả Nguyên Phong chuyển ngữ. Như vậy, gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí.

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – lời Alexandra trong tập sách.

Tác giả Alexandra David – Neel
Tác giả Alexandra David – Neel

Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường.

Có thể xem "Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng" có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo.

Alexandra David – Neel (1868 – 1969) là người phụ nữ da trắng đầu tiên du hành khắp Tây Tạng. Bà đã dành ra hơn 12 năm nghiên cứu về Phật học tại đây, lúc thì trong những tu viện hẻo lánh, khi thì nhập thất trong một hang động trên đỉnh Tuyết Sơn (Himalaya). Trong những tác phẩm viết về Tây Tạng, sách của bà có một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là những tài liệu có giá trị vượt thời gian.

Bà được trao giải Gold Medal of the Geographical Society of France và huân chương Bắc Đẩu Bộ Tinh.

Dịch giả Nguyên Phong
Dịch giả Nguyên Phong

Dịch giả Nguyên Phong tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Seattle.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là một dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó có thể kể đến: "Hành trình về phương Đông", "Đường mây qua xứ tuyết", "Trên rặng Tuyết Sơn", "Hoa trôi trên sóng nước"…

Đọc thêm

SBOOKS được gọi tên trong Giải thưởng Sách quốc gia 2024 Văn học

SBOOKS được gọi tên trong Giải thưởng Sách quốc gia 2024

TTTĐ - Tối 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Công ty Cổ phần SBOOKS vinh dự nhận bằng khen bởi thành tích phát hành xuất sắc trong Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia 2024.
Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu Văn học

Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu

TTTĐ - Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu".
Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024 Văn học

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024

TTTĐ - Ngày 29/11, nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày mất của danh nhân Phạm Thận Duật, nhà sử học, nhà văn hóa, nghĩa sĩ yêu nước, người góp phần khởi động Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.
Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian Văn học

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian

TTTĐ - "Ngày tôi về Hà Nội" của nhà thơ Hoàng Hạnh là tác phẩm đậm chất thi ca về mùa thu Hà Nội, với những hình ảnh tinh tế, xúc cảm sâu sắc.
"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh Văn học

"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh

TTTĐ - “Chuyện cây thông non” - một trong những ngụ ngôn ý nghĩa nhất của văn hào Hans Christian Andersen về Giáng sinh đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội Văn học

Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội

TTTĐ - Qua 6 lần tổ chức, đến nay Giải thưởng Sách quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức Văn học

Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức

TTTĐ - Bài thơ "Gặp trò xưa giữa Thủ đô Hà Nội" khắc họa tình thầy trò sâu sắc, gợi nhớ ký ức đẹp và tôn vinh nghề giáo qua dòng thời gian.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương Văn học

Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương

TTTĐ - Cho đến nay, Hà Nội vẫn còn nguyên sức hút của một thực thể văn hóa sinh động. Các văn nghệ sĩ đã kiến giải những vỉa tầng văn hóa Hà Nội trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật.
Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội Văn học

Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi viết "Hà Nội & tôi" lần thứ II do tạp chí Người Hà Nội tổ chức là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.
Xem thêm