Tag
HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI

Tràn lan xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp

Bạn đọc 11/04/2019 07:39
aa
TTTĐ- Thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra phức tạp nhưng chính quyền địa phương không quyết liệt ngăn chặn, có dấu hiệu buông lỏng quản lý. Thậm chí, lãnh đạo của một xã trên địa bàn cùng anh em, họ hàng cũng đua nhau xây dựng trái phép, chiếm dụng hàng trăm m2 đất nông nghiệp.

Tràn lan xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp

Tuổi trẻ và Pháp luật nhận được phản ánh của người dân tại khu vực cổng KĐT Kim Chung - Di Trạch và thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) trong thời gian gần đây, việc xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp đang có chiều hướng "nở rộ" nhưng không bị xử lý, ngăn chặn.

Tiếp nhận phản ánh, nhóm PV đã có mặt tại khu vực này và ghi nhận ngay cổng KĐT Kim Chung - Di Trạch có khoảng hơn chục công trình xây dựng từ 3 đến 4 tầng được xây dựng kiên cố và đã đưa vào sử dụng.

Loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp của anh em họ hàng Phó chủ tịch xã Kim Chung.
Loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp của anh em họ hàng Phó chủ tịch xã Kim Chung.

Một người dân sinh sống tại đây cho biết, không hiểu vì sao chính quyền địa phương lại buông lỏng quản lý đến như vậy, khu vực đất này là đất nông nghiệp xen kẹt giữa khu dân cư và con đường vào khu đô thị đã tồn tại từ lâu nhưng đang bị sử dụng không đúng mục đích.

"Căn nhà màu xanh 4 tầng có biển BAKERY bán bánh ngọt kia là của ông Phó chủ tịch xã Kim Chung hiện đang còn đương nhiệm, các căn nhà sát hai bên là của anh em họ hàng nhà ông ấy cũng đã xây dựng trái phép nhiều năm nay nhưng không hề bị xử lý. Chúng tôi không hiểu vì sao Phó chủ tịch xã lại được xây dựng sai phép(?), liệu các lãnh đạo huyện Hoài Đức có biết hay cố tình lờ đi?"

Một công trình tại khu 7 Trạm Trôi xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp.
Một công trình tại khu 7 Trạm Trôi xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp.

Còn tại thị trấn Trạm Trôi cũng liên tục xuất hiện hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, tại Khu 7 đã mọc lên hàng loạt công trình, nhà ở kiên cố, xây dựng trái phép…

Một số người dân ở đây cho biết: Dù tình trạng này đã xảy ra trong thời gian khá dài, nhưng đến nay chính quyền thị trấn Trạm Trôi vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, khiến chúng tôi vô cùng bức xúc.

Tìm hiểu kỹ, nhóm PV phát hiện bên cạnh những công trình tồn tại cũ dù chưa được xử lý còn có hàng loạt công trình khác đang được ồ ạt xây dựng móng, tường bao, đổ trần nhằm gấp rút hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Empty
Chính quyền buông lỏng quản lý để các công trình vô tư xây dựng.
Chính quyền buông lỏng quản lý để các công trình vô tư xây dựng.

Trao đổi với PV Tuổi trẻ Pháp luật về việc xây dựng trái phép trên khu 7 thị trấn Trạm Trôi, cán bộ địa chính UBND thị trấn Trạm Trôi thừa nhận, những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp như phản ánh của người dân là đúng, có những công trình đã tồn tại từ lâu và có nhiều công trình xây dựng mới, toàn bộ các công trình đó thị trấn đã lập biên bản xử phạt và có báo cáo đến UBND huyện Hoài Đức để xử lý.

Buông lỏng để công trình đi vào sử dụng đã lâu.
Buông lỏng để công trình đi vào sử dụng đã lâu.

Còn trường hợp xây dựng trái phép theo người dân phản ánh tại khu vực cổng KĐT Kim Chung - Di Trạch, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Cương - Chủ tịch UBND xã Kim Chung, ông Cương cho biết: "Tại khu vực đó là đất xen kẹt, người dân đã sử dụng và làm nhà cấp 4, có vài nhà sử dụng khoảng mấy chục mét từ những năm 1996. Khi khu vực đó bị thu hồi làm khu đô thị Kim Chung - Di Trạch thì "chòi" ra, đến nay vẫn chưa được chuyển đổi. Năm 2015, các căn nhà cấp 4 ở đấy đã bị chủ nhà dỡ ra và xây lại".

Dư luận đặt ra câu hỏi, đến lãnh đạo còn xây dựng chiếm đất nông nghiệp nhưng không bị xử lý thì người dân xây dựng có bị xử lý?.
Dư luận đặt ra câu hỏi, đến lãnh đạo còn xây dựng chiếm đất nông nghiệp nhưng không bị xử lý thì người dân xây dựng có bị xử lý?.

"Về phản ánh của người dân như vậy là đúng nhưng việc các công trình xây dựng đó xuất hiện từ lâu, cũng đã được quy hoạch làm đất thổ cư, có đóng thuế", ông Cương cho biết thêm.

Thắc mắc về việc một số người dân có phản ánh về căn nhà xây trái phép của vị Phó chủ tịch UBND xã Kim Chung thì ông Cương thừa nhận đấy là nhà ông Hòa - Phó chủ tịch UBND xã và các anh em họ hàng của vị này.

"Gia đình nhà anh Hòa có thửa đất nông nghiệp rộng khoảng 150m2 chuyển đổi, bản thân gia đình anh Hòa có vài anh em ruột, ở thời điểm năm 1996 có công trình cấp 4 trên đó rồi, tới năm 2015 mới tách ra và xây dựng như vậy".

Để làm rõ hơn, PV đề nghị ông Cương cung cấp một số hồ sơ liên quan như: Báo cáo về hiện trạng công trình, biên lai thu tiền thuế, trích lục bản đồ... nhưng ông Cương cho biết cán bộ chuyên môn đi vắng nên sẽ cung cấp sau.

Mặc dù thành phố Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, nhưng nếu các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương không có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai nói chung; kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm lĩnh vực đất đai nói riêng; hoặc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thì tình trạng "vi phạm nhiều, xử lý chẳng được bao nhiêu" sẽ tiếp tục kéo dài và gây hệ lụy khôn lường.

Đọc thêm

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Xem thêm