Tag

Trẻ em bị người thân bạo hành tử vong - nguyên nhân từ coi nhẹ quyền trẻ em

Tư vấn pháp luật 11/12/2022 16:41
aa
TTTĐ - Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, ngày 10/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quốc Oai, Hà Nội, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thanh Thi (37 tuổi, ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi giết người. Bước đầu cơ quan điều tra xác định Thi là người phụ nữ đã bạo hành con trai 6 tuổi khiến nạn nhân tử vong.
Bé trai 3 tuổi bị bạo hành nhốt trong tủ đông có thể ra viện chiều 15/8 Vụ bé gái 8 tuổi tử vong do bạo hành: Đề nghị mức án tử hình đối với "dì ghẻ" Vụ bé gái 8 tuổi tử vong do bạo hành: Án tử cho “dì ghẻ” Cảnh sát đang điều tra vụ mẹ đẻ bạo hành con trai 6 tuổi tử vong

Sau khi thông tin vụ việc được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của dư luận Nhân dân. Nhiều người đặt câu hỏi: Chỉ vì cháu bé lười học, tè dầm ra nhà mà người mẹ lại có thể nhẫn tâm bạo hành con trai của mình đến như vậy sao? Hành vi sát hại con đẻ của người phụ nữ này sẽ bị cơ quan chức năng xử lý thế nào?

Sát hại con đẻ với nhiều tình tiết tăng nặng

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc trên, tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: Vụ việc người phụ nữ bạo hành bé trai 6 tuổi ở huyện Quốc Oai, Hà Nội là vụ việc vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng, cần phải lên án mạnh.

Hành vi của người phụ nữ không chỉ bạo hành trẻ em, mà còn tước đoạt tính mạng của trẻ em. Bởi vậy người này sẽ bị xem xét xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 bộ luật hình sự và có thể sẽ xử lý thêm tội hành hạ con theo Điều 185 Bộ luật Hình sự.

Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Uỷ viên BCH Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường

Theo Tiến sỹ Đặng Văn Cường, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến các thế hệ trẻ; Đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ trẻ em. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm gia nhập công ước về Quyền trẻ em và có nhiều hợp tác quốc tế về bảo vệ trẻ em. Hệ thống pháp luật trong nước cũng ngày càng hoàn thiện để bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mọi công dân, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái nhưng nghiêm cấm hành vi giáo dục bằng phương pháp sử dụng bạo lực. Mọi hành vi đánh đập, chửi bới, mạt sát, xúc phạm con cái vì bất kỳ lý do gì cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền trẻ em thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng, người mẹ này đã nhiều lần đánh đập đứa trẻ tàn nhẫn, dùng nhiều vật dụng khác nhau để đánh cháu bé cho đến khi cháu bé tử vong. Vì vậy Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của người phụ nữ này, xác định tính chất nghiêm trọng của sự việc để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc là mỗi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý một lần, nếu nhiều hành vi vi phạm pháp luật đều thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của nhiều tội danh thì sẽ xử lý về nhiều tội danh.

Những hành vi bạo hành cháu bé trước khi đánh tử vong cháu bé nếu thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội hành hạ con theo điều 185 Bộ luật Hình sự thì sẽ xử lý hình sự về tội danh này. Còn riêng hành vi dùng hung khí đập vào đầu cháu bé khiến nạn nhân tử vong chỉ có thể xác định đây là hành vi giết người, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự”, luật sư Cường phân tích.

Cũng theo vị tiến sỹ luật học, nếu đối tượng nhận thức được hành vi dùng chiếc muôi đánh vào đầu cháu bé có thể dẫn đến việc nạn nhân tử vong nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra thì khi đó đủ căn cứ để xử lý về tội giết người được quy định tại điều 123 bộ luật hình sự.

Để buộc tội đối tượng, cơ quan điều tra sẽ làm rõ đặc điểm của hung khí gây án, tính sát thương của hung khí này, sức lực mà đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và nhận thức về hậu quả có thể xảy ra đây là những yếu tố quan trọng để xác định hành vi khách quan cũng như các yếu tố chủ quan để cấu thành tội giết người.

Nếu bị buộc tội, người phụ nữ trong vụ án này cũng sẽ phải đối mặt với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như giết người dưới 16 tuổi, hành vi có tính chất côn đồ, giết người mà người phạm tội có nghĩa vụ chăm sóc... Khung hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trường hợp bị xử lý về nhiều tội danh thì đối tượng thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc được quy định trong bộ luật hình sự.

Đây là một vụ án hình sự đau lòng mà đối tượng gây án là là mẹ đẻ của nạn nhân. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ người chồng mới của đối tượng này có biết về hành vi này không, có hành vi giúp sức sử dụng hay không để xử lý với vai trò đồng phạm.

Cơ quan Công an đang tạm giữ người mẹ bạo hành bé trai khiến nạn nhân tử vong
Cơ quan Công an đang tạm giữ người mẹ bạo hành bé trai khiến nạn nhân tử vong

Quyền trẻ em phải được thực hiện trong thực tế

Nói về nguyên nhân xảy ra nhiều vụ cha mẹ, người thân bạo hành trẻ em dẫn tới hậu quả đau lòng, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những hành vi bạo hành trẻ em. Trong đó có nguyên nhân như những người cha, người mẹ đó có cuộc sống không hạnh phúc, nhận thức pháp luật và xã hội hạn chế, thiếu sự quan tâm giúp đỡ của những người thân và đôi khi là cả sự thờ ơ của những người hàng xóm xung quanh.

Bởi vậy, để giảm thiểu những vụ việc bạo hành trẻ em do chính cha mẹ, người thân của trẻ gây ra thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật đối với công tác bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, các cơ quan chức năng chú trọng đến các cơ chế để đảm bảo quyền trẻ em không chỉ được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phải được đảm bảo để thực hiện trong thực tế;

Các cơ quan chức năng cần phải áp dụng triệt để các biện pháp hành chính và chế tài hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền trẻ em để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra; Đổi mới phương thức giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức nhân cách lối sống để xây dựng, duy trì đạo đức xã hội, trong đó có lòng nhân ái, tình yêu thương con người; Giáo dục kiến thức pháp luật, đặc biệt là quy định pháp luật về quyền trẻ em cho các bậc phụ huynh, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ em để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng và bảo vệ trẻ em.

Chuyên gia pháp lý cho rằng, đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về quyền trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em để trẻ em có thể nhận diện được những hành vi xâm phạm quyền trẻ em phải biết cách tự bảo vệ và nhờ người khác bảo vệ khi quyền của mình bị xâm phạm;

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chức năng, của chính quyền địa phương và của cả cộng đồng xã hội để kịp thời phát hiện những hành vi bạo hành trẻ em, loại bỏ suy nghĩ lạc hậu là "đèn nhà ai nhà ấy rạng", "đánh con là hành vi dạy dỗ"... Khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em thì bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm can thiệp, hỗ trợ, trình báo sự việc với cơ quan chức năng để can thiệp, xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm pháp luật.

“Chỉ khi nào văn hóa, đạo đức xã hội được nâng cao, pháp luật được phổ biến rộng rãi và được tôn trọng thì khi đó quyền trẻ em mới được đảm bảo tốt nhất. Để quyền trẻ em được đảm bảo, tính mạng, sức khỏe của trẻ em được bảo vệ thì một điều rất quan trọng là phải xây dựng cơ chế, bổ sung nhân lực, tài chính để có một lực lượng chuyên nghiệp, tinh nhuệ, sẵn sàng có mặt ở bất kỳ lúc nào khi quyền trẻ em bị xâm phạm.

Những hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em là những hành vi vô đạo đức, vi phạm pháp luật, thể hiện nhận thức hiểu biết thấp kém của đối tượng vi phạm. Khi nào những hành vi đánh đập hành hạ trẻ em bị cả xã hội lên án và bị xử lý bằng những chế tài nghiêm minh của pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời thì khi đó mới giảm bớt những vụ việc đau lòng như thế này”, tiến sỹ Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng Tư vấn pháp luật

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 11/10, Chi Hội Luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định kiện toàn Ban chấp hành Chi hội Luật gia thuộc Đoàn Luật sư Hải Phòng và ra mắt Ban chấp hành Chi Hội luật gia nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

TTTĐ - Nghị định 123/2024/NĐ-CP về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có một số quy định mới về các mức phạt liên quan đến sổ đỏ như chậm sang tên, tự sửa thông tin trên sổ đỏ…
Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc? Nhịp sống phương Nam

Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc?

TTTĐ - Bạo lực học đường tại TP Hồ Chí Minh và cả nước đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Các vụ việc được ghi nhận không chỉ dừng ở các hành vi xô xát, đánh nhau giữa học sinh mà còn bao gồm cả việc thầy cô giáo bạo hành về tinh thần, thể xác, lăng mạ các em nhỏ… Vậy khi nào vụ việc cần đến pháp luật vào cuộc?
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên xây dựng và triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực này.
Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp Tư vấn pháp luật

Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp

TTTĐ - Sáng 9/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 cho đội ngũ luật sư, người có chức danh bổ trợ tư pháp trên địa bàn.
Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp Tư vấn pháp luật

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp

TTTĐ - Nghề báo là nghề nguy hiểm, bởi nhà báo luôn là người phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong và sau khi tác nghiệp ngoài hiện trường nhằm phanh phui sự thật vi phạm, đưa những vấn đề mà đối tượng không muốn ra ánh sáng. Do đó, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ an toàn cho nhà báo chân chính trong quá trình tác nghiệp, nhất là các nhà báo trong lĩnh vực chống tiêu cực...
Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường Tư vấn pháp luật

Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường

TTTĐ - Sáng 13/6, Thành đoàn Hải Phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy trong học đường thông qua Mô hình phiên tòa giả định và chương trình Rung chuông vàng tại Trường Tiểu học, THCS, THPT Dewey (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng)
Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản Pháp luật

Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản

TTTĐ - Ngày 11/6/2024, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ này hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản đá xây dựng.
Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú

TTTĐ - Hàng nghìn học sinh trường THCS Trần Phú, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội vừa được tuyên truyền về Luật Căn cước năm 2023.
Xem thêm