Tag

Trẻ em không phải “món hàng” để xin tiền hỗ trợ

BHXH & Đời sống 29/10/2021 12:11
aa
TTTĐ - Chúng ta không thể đưa trẻ em ra thành “món hàng” để xin tiền hỗ trợ. Cục Trẻ em cần điều phối thành lập mạng lưới các tổ chức xã hội để hỗ trợ tốt nhất và xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em trong đại dịch. Đó là chia sẻ của bà Tô Thuỵ Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục, nhà sáng lập, CEO InnEdu, tại hội thảo “Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ”.
"Chìa khóa" bảo vệ trẻ em trước đại dịch Covid-19 Cần kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng mạng internet của trẻ em Bố mẹ có nên "đóng vai ác" trong gia đình? Tiếp nhận tài trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 10.000 trẻ em nông thôn được tham gia tập huấn hình thành thói quen rửa tay đúng cách

Kể từ khi xuất hiện vào đầu năm 2019, đại dịch Covid-19 đã tạo nên những ảnh hưởng và tác động tới toàn thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế... Đặc biệt, trẻ em vốn là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nay lại các chịu những tác động nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch mang lại. Các em bị hạn chế trong việc đến trường, hoạt động vui chơi, giải trí; Chịu ảnh hưởng từ những tổn thất về kinh tế, thậm chí là tổn thương về tâm lý khi mất đi người thân…

Trẻ em không phải là “món hàng” để xin tiền hỗ trợ
Các đại biểu tham dự trực tiếp hội thảo “Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ”

Nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp trong hỗ trợ đối tượng trẻ em

"Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” tổ chức ngày 28/10 là sự kiện mở đầu cho chuỗi hội thảo “Tạo xu hướng - dẫn dắt thay đổi” 2021 với chủ đề “Dấu ấn doanh nghiệp có trách nhiệm trong đại dịch Covid-19” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp cùng các tổ chức đối tác thực hiện.

Bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao chuỗi các hội thảo về chủ đề trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19. Đây là sáng kiến rất hữu ích, có ý nghĩa kịp thời trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang nỗ lực phòng chống dịch bệnh và đối mặt với nhiều thách thức.

Là cơ quan chuyên trách đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự chung tay, phối hợp và hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội. Bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia của các bên liên quan cũng vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho các em sau đại dịch”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD

Chia sẻ về thông điệp của hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới trẻ em. Từ đó, chúng ta càng thấy vai trò của tất cả các bên liên quan để hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19.

Những nhu cầu phát sinh của trẻ em trong đại dịch hầu hết đều khẩn cấp, đồng thời cũng đòi hỏi sự hỗ trợ lâu dài. Đó là các vấn đề về an sinh xã hội, học tập, vui chơi, sức khỏe thể chất và tinh thần... và cả nhu cầu tổng thể tất cả các vấn đề trên đối với trẻ em mồ côi do đại dịch.

Ngoài các chính sách hỗ trợ rất kịp thời của Nhà nước, chúng ta còn có sự chung tay hỗ trợ đến từ các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế còn có những câu hỏi đặt ra như: Liệu sự hỗ trợ ồ ạt tại thời điểm hiện tại có lâu dài và đáp ứng được đúng các nhu cầu của trẻ? Mọi sự trợ giúp đã hiệu quả chưa? Có gây hại gì không? Có vì lợi ích tốt nhất của trẻ?

Chúng tôi nghĩ rằng, trong cảm xúc và hành động, việc dừng lại một chút để tư duy, suy nghĩ làm sao hỗ trợ vừa đúng đủ, vừa kịp thời và có chiến lược dài lâu, vì lợi ích tốt nhất của trẻ chính là điều mà tất cả chúng ta nên trăn trở”.

Tiếng nói của các bên liên quan

Nêu vấn đề doanh nghiệp hỗ trợ trẻ em như thế nào trong và sau đại dịch Covid-19, bà Linh đã chia sẻ thêm về công cụ Quyền Trẻ em trong nguyên tắc kinh doanh mà các doanh nghiệp và tổ chức có thể áp dụng để bảo vệ trẻ em; Đặc biệt là nguyên tắc số 9 về hỗ trợ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp.

Ông Lê Ngọc Bảo, đồng chủ tịch Nhóm công tác về quyền trẻ em (CRWG)
Ông Lê Ngọc Bảo, đồng chủ tịch Nhóm công tác về quyền trẻ em (CRWG)

Đại diện Nhóm công tác về quyền trẻ em (CRWG), ông Lê Ngọc Bảo, đồng chủ tịch, đưa ra khuyến nghị: “Sự đồng hành và hỗ trợ của các doanh nghiệp, “mạnh thường quân” tới trẻ em mồ côi nên được điều phối thật tốt, có trọng điểm. Những hỗ trợ này phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và các văn bản pháp lý khác liên quan.

Chúng tôi cam kết phối hợp và chia sẻ nguồn lực trong các hoạt động vận động chính sách, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các địa phương, đặc biệt về nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm và bài học từ các mô hình dự án, chương trình đào tạo giảng viên nguồn… Tất cả nhằm điều phối tốt và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Việt Nam”.

Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Trường Sơn, Phó Chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam (SNPO) chia sẻ thêm về thực trạng và những hoạt động hỗ trợ trẻ em của Mạng lưới SNPO: “Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế hoàn cảnh của trẻ em, chúng tôi nhận định có hai nhiệm vụ chính, đó là: Ứng phó khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp diễn và phục hồi sau đại dịch.

Ông Phạm Trường Sơn, Phó Chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam (SNPO)
Ông Phạm Trường Sơn, Phó Chủ tịch Mạng lưới phi lợi nhuận miền Nam (SNPO)

Thực tế, nhiệm vụ thứ hai quan trọng và cần thiết hơn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của các trẻ em. Các tổ chức xã hội đã có nhiều cách thức, hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này như: Hỗ trợ tinh thần, tâm lý và vật chất cho trẻ em mồ côi, hỗ trợ nguồn sống, sinh kế cho gia đình.

Tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ trẻ em tiếp tục sống với gia đình để được hưởng sự chăm sóc tốt nhất. Khi gia đình có nguồn thu nhập ổn định thì sẽ bảo vệ được trẻ em”.

Doanh nghiệp, doanh nhân và vấn đề trẻ em

Là nhà giáo dục, doanh nhân tích cực trong các hoạt động hỗ trợ trẻ em, bà Tô Thuỵ Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục, nhà sáng lập, CEO InnEdu, cho biết: “Chúng tôi mong muốn có thể biến những tổn thương của trẻ em thành động lực của chính các em. Rất may mắn trên chặng đường này, chúng tôi không cô đơn. InnEdu có 5 dự án cộng đồng để chạm đến tất cả nhu cầu của các em; Đảm bảo cuộc sống và sự thành công cho các em trong tương lai”.

Bà Tô Thuỵ Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục, nhà sáng lập, CEO InnEdu
Bà Tô Thuỵ Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục, nhà sáng lập, CEO InnEdu

Bà Quyên khẳng định “chúng ta không thể đưa trẻ em ra thành “món hàng” chỉ để xin tiền hỗ trợ. Đó không thể là phương án lâu dài và thiếu tính nhân văn”. Bà đề xuất Cục Trẻ em điều phối thành lập mạng lưới các tổ chức xã hội hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em và xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ các em.

Đại diện doanh nghiệp có nhiều hoạt động vì trẻ em, ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc bộ phận gây quỹ của Ví điện tử MoMo đã chia sẻ về hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp.

Gây quỹ thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng là mảng hoạt động được chú trọng của Ví MoMo. Đơn cử như chiến dịch Việt Nam yêu thương hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

“Trong chiến dịch vì trẻ em lần này, chúng tôi rất vui mừng khi có sự đồng hành của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng. Về hoạt động hỗ trợ lâu dài, MoMo có thể giúp kết nối giữa các dự án và cộng đồng, mức quyên góp linh hoạt theo thời gian và hoạt động của dự án”, ông Minh cho biết.

Ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc bộ phận gây quỹ - Ví điện tử MoMo
Ông Hoàng Đức Minh, Giám đốc bộ phận gây quỹ - Ví điện tử MoMo

Về vấn đề vận động quyên góp, đại diện Ví điện tử MoMo nhấn mạnh: “Các nhà hảo tâm nên tài trợ, đóng góp cho những tổ chức chuyên nghiệp, có tư cách pháp nhân hoặc nền tảng uy tín”.

Phản hồi ý kiến của các diễn giả và khán giả, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bày tỏ: “Chúng tôi đã tổng hợp được rất nhiều thông tin của cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng mong muốn lắng nghe ý kiến của các bên liên quan để đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ trẻ em tức thì; Các doanh nghiệp cũng nhanh chóng đưa ra những chương trình hỗ trợ trẻ em sớm nhất có thể.

Các diễn giả trao đổi tại hội thảo
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo

Một trong những chỉ đạo, nhiệm vụ quan trọng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là hỗ trợ lâu dài cho trẻ em và gia đình. Từ đó, trẻ em được bảo vệ và sống cùng gia đình, tất cả vì lợi ích tốt nhất của thế hệ làm chủ tương lai đất nước”.

Đọc thêm

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh Xã hội

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng đầu năm 2024, công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Hà Nội tiếp tục có nhiều khởi sắc. Nổi bật là diện bao phủ BHYT, BHXH, nhất là BHXH tự nguyện tăng cao cho thấy niềm tin của người dân, người lao động, doanh nghiệp vào chính sách được nâng cao.
Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão Xã hội

Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức chương trình tặng sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho các hộ dân trên địa bàn TP Hạ Long có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra.
Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH BHXH & Đời sống

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH

TTTĐ - Ngày 17/10, BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID - BHXH số cho con mình.
Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3 Xã hội

Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Văn Thi (ở tổ 5, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) - người đã có hành động dũng cảm, hy sinh tính mạng khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ và chống lụt trong cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình

TTTĐ - Trong những năm gần đây, việc phát triển số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế, xã hội quan trọng của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội. Mục tiêu hướng đến là thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT, mọi người dân đều được tham gia và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số BHXH & Đời sống

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số

TTTĐ - Những kết quả chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, góp phần kiến tạo và xây dựng ngành BHXH Việt Nam theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.
BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Xem thêm