Trong thời đại kỷ nguyên số, những ki-ốt hè phố ở Tây Ban Nha sẽ tồn tại được bao lâu?
Các ki-ốt tin trên con phố La Ramblas bán đa dạng hoá các sản phẩm.
Bài liên quan
Quốc gia đầu tiên trên thế giới miễn phí toàn bộ phương tiện công cộng
26 người nắm tài sản bằng một nửa thế giới
Thành phố đầu tiên trên thế giới có 100% xe buýt chạy điện
Khi trí thức Trung Quốc về quê làm nông dân…
Trong nhiều thế hệ, ngày mà ở Tây Ban Nha mọi người đã bắt đầu ngày mới với việc mua tờ báo ở các ki-ốt và sau đó đọc nó khi dùng bữa sáng trong một quán bar. Hai thực thể đô thị là ki-ốt và quán bar đã từng là trụ cột của bất kỳ thị trấn, đô thị hay khu phố nào của Tây Ban Nha.
“Bạn phải có mối quan hệ mật thiết với khách hàng của mình” ông Máximo Frutos, người sở hữu một ki-ốt và là phó chủ tịch hiệp hội các nhà cung cấp báo thành phố chia sẻ. “Tôi được cầm chìa khóa phụ của hơn 15 người quanh khu vực của mình, để phòng khi những người đó đánh mất chìa khóa ki-ốt của họ. Đây thực sự là một nghành kinh doanh khác biệt”.
Các ki-ốt vốn là nơi tập trung các mối quan hệ xã hội cũng như là một điểm bán hàng và thường được truyền qua các thế hệ. Nhưng với doanh số bán báo giảm, nhiều ki-ốt Tây Ban Nha đang vật lộn để thích nghi. Trong vài năm qua, 53 trong số 338 ki-ốt ở Barcelona đã phải đóng cửa vĩnh viễn. Rất nhiều ki-ốt cũng không có số phận tốt hơn.
Tại những khu vực tập trung nhiều khách du lịch, các ki-ốt dễ tồn tại hơn. |
“Mười lăm năm trước, doanh số bán báo chiếm khoảng 80% thu nhập. Năm nay tôi kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán nước giải khát hơn là báo” Frutos nói. Ông chia sẻ rằng hầu hết các cửa hàng hiện tồn tại bằng cách bán không gian quảng cáo trên ki-ốt của họ.
“Một vấn đề khác là, ngoại trừ các khu vực đông khách du lịch ra, độ tuổi trung bình của khách hàng của chúng tôi là hơn 60. Những người trẻ tuổi cũng không thích thú với công việc này,” ông nói thêm.
Hiện tại, chính quyền thành phố đang đưa ra một kế hoạch thí điểm để cung cấp cho các kiốt một hợp đồng thuê mới. Họ đã chọn ra 10 ki ốt đã đóng cửa và đang thiết lập một sự liên kết bao gồm cả những người khuyết tật, để bán hàng cùng.
Cũng như các tờ báo và tạp chí, các ki-ốt sẽ đóng vai trò là điểm cung cấp thông tin, trao đổi sách đồng thời là nơi mà bạn có thể sạc điện thoại di động, xe điện hoặc xe đạp.
Ở những nơi tập trung đông khách du lịch, các ki-ốt thấy có thể tồn tại dễ dàng hơn nhờ phục vụ những khách du lịch đó. La Rambla – con phố nổi tiếng nhất của thành phố Barcelona, nơi được ghé thăm nhiều nhất, sẽ chẳng để lại nhiều ấn tượng nếu không có các ki-ốt vỉa hè vốn đã trở thành biểu tượng của nó. Mặc dù các ki-ốt đó vẫn bán báo, nhưng thu nhập chính lại nhường chỗ cho việc bán đồ lưu niệm. Đó là những chiếc vòng chìa khóa được trang trí, là những món đồ chơi thú nhồi bông và tất nhiên là những chiếc khăn quàng của đội bóng Barcelona danh tiếng.
Juan Jiménez, người đã làm việc trên con phố La Rambla trong hơn 30 năm qua và là chủ tịch của hiệp hội các nhà cung cấp tin tức trên đường phố, bác bỏ các thông tin về sự khó khăn của các ki-ốt.
Cô Carolina Pallés - chủ 1ki-ốt hoa trên phố La Rambla. |
La Rambla đang chuyển mình để thu hút thêm những người dân bản xử quay lại, hiện đang có quá nhiều khách du lịch ở đây. Bước đi đầu tiên là tìm cách mở rộng nó, bằng cách giảm các làn giao thông. Cũng đang có các tranh luận về việc chuyển các ki-ốt xuống phía cuối con phố nơi sát gần bãi biển, nơi được cho là kém hấp dẫn về mặt thương mại.
Gia đình của cô Carolina Pallés đã có một gian hàng bán hoa trên La Rambla từ rất lâu rồi, từ năm 1888 cho biết: “Khách du lịch không bao giờ mua hoa, trừ khi đó là vào ngày lễ tình nhân” cô nói.
Phía sau cô là những mẩu tin tức về bà của cô được chụp với Alexander Fleming, người đã phát hiện ra thuốc kháng sinh Penicillin và mẹ cô với ca sĩ opera Plácido Domingo, chúng được đóng khung treo lên cẩn thận.
“Khách hàng của chúng tôi là những người bản xứ ở đây” cô nói. Họ mua hoa vào dịp lễ Giáng sinh, cho đám cưới, và cả đám tang. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hoa cho khách sạn. Chúng tôi không bán đồ lưu niệm.
Bản chất của cuộc sống đô thị ở Tây Ban Nha là những Barrio (khu phố, thị trấn, thành phố) và các ki-ốt là chính là nơi nơi gặp gỡ của mỗi người. Những ki-ốt đó biết khách hàng, gia đình và thói quen của mình. Tuy nhiên, ở phần lớn ở trung tâm Barcelona, văn hóa đó hầu như không còn.
“Tôi thích Barcelona của những ngày xưa cũ” Pallés trầm ngâm. Ở những Barrio (khu phố, thị trấn, thành phố) khác, các doanh nghiệp địa phương đã vẫn duy trì hoạt động, nhưng ở đây chúng tôi đã mất hết gần những nét văn hoá đó.