Tag
Mục tiêu đến năm 2030

Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện

Muôn mặt cuộc sống 05/05/2024 08:12
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tăng cường liên kết, khơi thông nguồn lực phát triển cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Tự tin, tự lực, tự cường phát triển Vùng trung du và miền núi phía Bắc xanh, bền vững Tháo gỡ vướng mắc cho các tỉnh trung du, miền núi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Vùng Trung du và miền núi phía Bắc phát triển theo hướng xanh, bền vững
Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Phía Bắc có ranh giới giáp với các địa phương cấp tỉnh là Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông và phía Nam giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Mục tiêu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc (Vùng) trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, có khung kết cấu hạ tầng cơ bản kết nối nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tiểu vùng Bắc Trung Bộ; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, hữu cơ, đặc sản, xanh, tuần hoàn; kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Công tác trồng rừng được đẩy mạnh, kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước.

Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.

Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện

80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành). Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12 - 13%, công nghiệp, xây dựng chiếm 45 - 46% và dịch vụ chiếm 37 - 38%. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 140 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 190 nghìn tỷ đồng.

Về phát triển đô thị, nông thôn, đến 2030, ùng sẽ có tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; mỗi tỉnh có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Về phát triển xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường trên 95% và huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2 - 3%/năm (theo tiêu chí chuẩn nghèo của từng thời kỳ)...

Về bảo vệ môi trường, tỷ lệ che phủ rừng của Vùng đạt khoảng 54 - 55%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95 - 100%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn là 93 - 95%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 95%; 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.

Đến 2030, Vùng có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc, ưu tiên kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào; đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hạ tầng cấp điện, năng lượng bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, cấp nước, thoát nước và phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện

Hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc, ưu tiên kết nối với Thủ đô Hà Nội

Quyết định đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch như sau: Vùng sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào; đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, hạ tầng thông tin, truyền thông và hạ tầng kinh tế số.

Vùng tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế; phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi sản phẩm của vùng tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình; phát triển các cực tăng trưởng của vùng tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ. Tập trung phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng và kinh tế cửa khẩu.

Bên cạnh đó, vùng cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế; thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong phát triển vùng, đặc biệt là đối với các địa bàn, khu vực giữ vai trò quan trọng về bảo vệ rừng, an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng…

Đọc thêm

Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi Muôn mặt cuộc sống

Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi

TTTĐ - Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, Bến Tre là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, địa linh nhân kiệt, là cái nôi của phong trào Đồng khởi với 8 chữ vàng "Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy"
Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo Muôn mặt cuộc sống

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, sáng 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, chấm dứt tình trạng chồng chéo để cơ chế hỗ trợ thực sự hiệu quả.
Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành Muôn mặt cuộc sống

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành

TTTĐ - UBND huyện Thanh Trì vừa tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành.
Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường Nhịp sống phương Nam

Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường

TTTĐ - Đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành lập tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, dự kiến có 96 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trung tâm chính trị - hành chính tỉnh đặt tại TP Tân An.
Tuyên dương, trao giải thưởng "Đoàn viên Công đoàn CAND tiêu biểu" Muôn mặt cuộc sống

Tuyên dương, trao giải thưởng "Đoàn viên Công đoàn CAND tiêu biểu"

TTTĐ - Ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ tuyên dương và trao giải thưởng “Đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân (CAND) tiêu biểu” năm 2024, đánh dấu lần thứ 5 giải thưởng được tổ chức.
Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất Muôn mặt cuộc sống

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

TTTĐ - Chuỗi sự kiện kỷ niệm đặc biệt nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được Bình Dương tổ chức đa dạng, bao gồm các hoạt động chính trị trang trọng, văn hóa đặc sắc, đền ơn đáp nghĩa thiết thực dành cho đối tượng chính sách và người có công.
Hoành tráng sân khấu, khán đài hơn 5.000 chỗ phục vụ đại lễ 30/4 Muôn mặt cuộc sống

Hoành tráng sân khấu, khán đài hơn 5.000 chỗ phục vụ đại lễ 30/4

TTTĐ - Toàn bộ hệ thống khán đài, sân khấu và các công trình phụ trợ đang hoàn thiện những giai đoạn cuối cùng, sẵn sàng đưa vào phục vụ các hoạt động trọng điểm của đại lễ 30/4 tại TP Hồ Chí Minh.
Lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

TTTĐ - Sáng nay (24/4), tỉnh Yên Bái đồng loạt tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Quảng Nam còn 78 xã, phường sau sáp nhập Xã hội

Quảng Nam còn 78 xã, phường sau sáp nhập

TTTĐ - Quảng Nam vừa quyết định điều chỉnh phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm thêm 10 đơn vị so với kế hoạch ban đầu. Theo đó, số lượng xã, phường sau sắp xếp sẽ là 78 thay vì 88 như đã thống nhất trước đó.
Quận Ba Đình ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” 1,26 tỷ đồng Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” 1,26 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 24/4, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Xem thêm