Trung Quốc mạnh tay thu hút sinh viên về quê làm việc
Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên và trong nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đều đạt mức cao kỷ lục, kéo căng thêm nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng sau 2 năm dịch COVID-19.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị qua khảo sát của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4 vừa qua. Đây là mức tồi tệ nhất trong hai năm và cao thứ hai kể từ năm 2018, khi các nhà chức trách bắt đầu cung cấp dữ liệu hàng tháng.
Trung Quốc đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,5% trong năm nay (Ảnh: Reuters) |
Cùng thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi từ 16 đến 24 cũng đạt mức cao kỷ lục 18,2%. Các nhà nhân khẩu học và những chuyên gia khác đánh giá tình hình sẽ tồi tệ hơn khi 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay.
Nhằm thu hút các của nhân tốt nghiệp đại học vào các vị trí việc làm thiết yếu ở nông thôn. Chính quyền tỉnh Vân Nam đề xuất trợ cấp hàng năm 50.000 Nhân dân tệ (NDT) (hơn 170 triệu đồng) cho những sinh viên nào chọn làm việc tại các vùng quê, trong cách lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây không phải là một số tiền trợ cấp nhỏ khi so với thu nhập trung bình của một người dân tại tỉnh này chỉ chưa đầy 10.000 NDT/tháng (35 triệu đồng/tháng)
Tỉnh Liêu Ninh cũng đang mở các lớp đào tạo nghề miễn phí trong vòng 6 tháng cho sinh viên và người thất nghiệp vẫn chưa tìm được việc trong vòng 3 năm trở lại đây.
Tỉnh Hà Nam sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để đẩy mạnh tìm kiếm việc làm và đơn giản hóa quy trình tuyển dụng. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng của bên thứ 3 được thưởng 300 NDT cho mỗi vị trí mà họ mang về.
Một số trường đại học trên cả nước cũng trợ cấp cho những sinh viên muốn khởi nghiệp.
Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đề xuất trợ cấp cho những ai chọn làm việc ở các làng quê trong lĩnh vực giáo dục, y học… (Ảnh: China Daily) |
Không chỉ các vùng nông thôn, nhiều các đô thị lớn ở Trung Quốc tung ra hàng loạt chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài.
Tại Thượng Hải, điều kiện để được nhập hộ khẩu là những sinh viên tốt nghiệp từ 50 trường đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Times Higher Education (Mỹ), làm việc ổn định tại Thượng Hải trong một năm; hay sinh viên ra trường từ 100 trường đại học hàng đầu thế giới, làm việc 6 tháng, đóng bảo hiểm xã hội. Tại Trung Quốc, hộ khẩu có ý nghĩa quan trọng cho con đi học, mua nhà.
Thâm Quyến, thành phố trung tâm công nghệ của Trung Quốc với 13 triệu dân, nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước, dùng chính sách nhà ở để chiêu dụ nhân tài. Theo quy hoạch, đến năm 2035, Thâm Quyến sẽ xây dựng 1,7 triệu đơn vị nhà ở, trong đó tỷ lệ nhà ở cho nhân tài, nhà cho thuê sẽ không dưới 60%.
Tại Chiết Giang, sinh viên nếu tốt nghiệp loại giỏi đến làm việc sẽ được trợ cấp tiền nhà, sinh hoạt phí từ 20.000 đến 400.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng đến 1,4 tỷ đồng). Sinh viên tốt nghiệp muốn khởi nghiệp các dự án được xét duyệt từ 100.000 đến 500.000 NDT (tương đương 350 triệu đồng đến 1,75 tỷ đồng) với lãi suất cực thấp.
Khách sạn view ngắm hổ ở Trung Quốc |
Kỳ nghỉ không bài tập về nhà đầu tiên của học sinh Trung Quốc |
Những “ngôi nhà lồng” chật hẹp ở xứ cảng thơm |