Tag

Trung tâm IOC Bình Dương: “Bộ não số” của thành phố thông minh

Công nghệ số 07/10/2023 16:12
aa
TTTĐ - Trung tâm giám sát, Điều hành thông minh (IOC) tỉnh Bình Dương được xem là “bộ não số” của tỉnh Bình Dương. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, IOC Bình Dương đã cung cấp dữ liệu cho các lĩnh vực cần giám sát điều hành và đáp ứng nhu cầu quản lý của các cấp chính quyền tỉnh, phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân.
Bình Dương: Gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số Bình Dương chính thức đưa Trung tâm giám sát, điều hành thông minh vào hoạt động

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, IOC Bình Dương đã từng bước thu thập và xử lý dữ liệu từ các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành, địa phương để phục vụ cho công tác phân tích, xử lý dữ liệu và hiển thị trực quan.

Qua đó, đã có 27 lĩnh vực, với 1.000 chỉ số và 146 bản điều hành đã được thiết lập, ở 4 nhóm cơ sở dữ liệu gồm: kinh tế xã hội, lĩnh vực chính quyền số, chuyên ngành lĩnh vực các sở, ngành khối kinh tế và các sở ngành khối văn hóa xã hội. Qua các thông tin dữ liệu, hệ thống đã giúp cho lãnh đạo tỉnh điều hành các hoạt động của địa phương được hiệu quả hơn.

IOC Bình Dương - “Trái tim” chính quyền số với khát vọng xây dựng thành phố thông minh
IOC Bình Dương - “Trái tim” chính quyền số với khát vọng xây dựng thành phố thông minh

Trung tâm đã xây dựng, triển khai các hệ thống giám sát, điều hành về kinh tế - xã hội các cấp gồm hệ thống chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; Hệ thống giám sát, điều hành chuyên ngành ở 13/19 Sở, ban, ngành, 9/9 hệ thống giám sát điều hành cấp huyện và phân quyền 91 COC cấp xã.

IOC đã cung cấp dữ liệu cho các lĩnh vực cần giám sát điều hành và đáp ứng nhu cầu quản lý của các cấp chính quyền tỉnh, phát triển các ứng dụng tương tác giữa chính quyền với người dân. Qua đó, hoạt động của trung tâm đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp của tỉnh trong tiến trình chuyển đổi số.

Các phân hệ điều hành triển khai giai đoạn đầu gồm tình hình thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, dịch vụ công, đường dây nóng 1022, biến động đất đai, y tế, công nghiệp, các chỉ số kinh tế - xã hội. Các dữ liệu sau khi được thu thập, chuẩn hóa, xử lý và được chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp; Cụ thể trong quý I/2023 đã công bố được 13 bộ dữ liệu của 8 Sở, ngành trên cổng dữ liệu mở Bình Dương (dulieu.binhduong.gov.vn). Các huyện, thị xã, thành phố cũng đang triển khai xây dựng, thành lập IOC cấp huyện.

Cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) điều hành IOC tỉnh Bình Dương
Cán bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) điều hành IOC tỉnh Bình Dương

Riêng hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Dương đến nay đã được hợp nhất với các tiện ích: Tra cứu hộ khẩu thông qua cơ sở dữ liệu dân cư, số hóa, trợ lý ảo, ký số trên eForm, ký số trên file PDF, thanh toán trên nền tảng dịch vụ công quốc gia, thanh toán nghĩa vụ thuế lĩnh vực đất đai, thanh toán trực tuyến đến cấp huyện, cấp xã và rà soát, chuẩn hóa quy trình thủ tục và hệ thống báo cáo.

Đánh giá về hiệu quả của IOC, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc IOC Bình Dương cho biết, sau khi đi vào hoạt động, 8 phân hệ đã phát huy hiệu quả hết sức thiết thực, đóng góp tích cực cho công tác xây dựng đô thị xanh, thông minh của thành phố.

Trung tâm đã cung cấp và phản ánh toàn diện các dữ liệu số của thành phố, phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo thành phố đối với các vấn đề trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin giúp người dân nắm bắt, phản ánh các vấn đề xã hội, phát triển đô thị… qua đó, giúp các cơ quan chuyên môn của thành phố kịp thời kiểm tra và xử lý được các vấn đề còn tồn đọng, nâng cao sự tín nhiệm chính quyền đối với người dân.

IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển cùng với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh. Đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hành chính công; Thông tin du lịch; An ninh trật tự, giao thông; Thông tin phòng, chống dịch COVID-19; Tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; Công khai thông tin quy hoạch; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát hoạt động công nghiệp; Giám sát tài nguyên, môi trường; Thông tin lĩnh vực y tế; Thông tin lĩnh vực giáo dục; Thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; Thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu…

IOC Bình Dương luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và nhận được sự phối hợp tốt của các sở, ngành trong công tác kết nối và duy trì dữ liệu
IOC Bình Dương luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và nhận được sự phối hợp tốt của các sở, ngành trong công tác kết nối và duy trì dữ liệu

Tại IOC, các biểu đồ trực quan của các ngành, lĩnh vực đưa về sẽ được hiển thị trực quan 24/7, các hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên toàn tỉnh được kết nối về bộ máy đầu não, kết hợp với nền tảng bản đồ số và thông qua cơ sở dữ liệu dùng chung, hỗ trợ lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình của tỉnh 24/24 giờ. Điều đó giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, qua đó bước đầu mang lại những tiện ích thiết thực trong hoạt động của tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, việc đi vào hoạt động Trung tâm IOC là một bước kế thừa các kết quả đạt được trong việc xây dựng Chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn vừa qua, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh bền vững trên địa bàn tỉnh.

Với sự nỗ lực, cố gắng trong thời gian qua, IOC đang từng bước nâng cao chất lượng, khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh. Bức tranh về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hành chính công; Thông tin du lịch; An ninh trật tự, giao thông; Thông tin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện ra khá rõ ràng.

Qua đó, IOC còn thể hiện sự tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; Giám sát chất lượng môi trường; Giám sát hoạt động công nghiệp; Giám sát tài nguyên, môi trường…

Đọc thêm

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp Công nghệ số

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử Công nghệ số

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, để khai thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ một cách toàn diện và hiệu quả.
Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Xem thêm