Tag

Trường chuyên lớp chọn và nỗi lo con em mình

Tiêu điểm 31/07/2020 00:00
aa
TTTĐ - Nền giáo dục là chiến lược quan trọng nhất của mỗi quốc gia bởi vì nó tạo dựng chân móng nền tảng tiến bộ cũng như tương lai của quốc gia cũng như từng gia đình.
1840 7713jpg wh1200
Các trường THCS chất lượng cao của Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh Trường chuyên, lớp chọn chưa hẳn là đáp án đúng...

Nhiệm vụ và tầm vóc thì quan trọng và to lớn kỳ vĩ thế, nhưng lâu nay chúng ta nhắc đến giáo dục thì chán nản uể oải và thất vọng về những thứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược… điều này không chỉ lỗi của thầy cô, mà còn có lỗi của phụ huynh, cũng như cơ chế xã hội. Chẳng hạn, có một lần xã hội rộ lên việc tìm kiếm nguyên nhân “tại sao nền giáo dục yếu kém”, cụ thể hơn chưa nói chất lượng dạy, mà trường ốc cũng thiếu, khiến nhiều trò phải vào cả các cơ sở bỏ hoang của nhà máy cho thuê để học… nguyên nhân “đầu tiên” sớm được tìm ra, như người ta vẫn nói đùa rất đơn giản: đầu tiên chỉ là “tiền đâu”. Ở đời muốn làm bất kể cái gì, việc đầu tiên là phải có vốn đầu tư, nghĩa là đầu tư tài chính, nói thẳng ra là phải có tiền. Tiền xây trường bằng gạch ngói. Còn tiền trả lương cho giáo viên, nếu đã xác định giáo dục là chiến lược quan trọng hàng đầu thì rõ ràng tiền lương trả cho các giáo viên cũng phải quan trọng hàng đầu. Nói như nhân gian “tiền nào của nấy”, chúng ta không thể chi phí thấp cho việc phải xứng đáng hàng đầu. Nguyên nhân hiểu nhiên đó đang được khơi ra, thì có một xu hướng nói rằng: giáo dục là nghề cao đẹp không thể lấy tiền ra đo, vậy là phát hiện đầu tiên đấy bị co lại. Nhưng nó có sẵn sàng cao thượng chi phí thấp không?

Nó liền biến tướng và biến thể chẳng khác gì các loại lương thực biến đổi gien mà rất nhiều người không muốn ăn?! Xưa nay các giáo viên vẫn cam chịu đời sống vất vả lương còi của mình bằng châm ngôn: sư phạm là ăn như sư ở như phạm. Bây giờ chế độ lương bổng dùng lối chủ quan duy ý chí để đãi ngộ họ, thì họ cũng dùng các “biến thể” để lấy lại thế cân bằng. Thế là các lò học thêm, luyện thi, sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch để kiếm tiền lãi xuất bản nhiều tỉ đồng… Rồi các trường chuyên lớp chọn, cả trường tây giả cầy nữa được dựng lên, liệu có nằm ngoài việc mõi túi cha mẹ học trò?

Mục đích chính của nền giáo dục là gì? Là đào tạo ra những công dân có tri thức và tráng kiện cho đất nước. Học nhiều mà đeo kính lồi đít chai, đi đứng như bã mía lều phều, tham dự vào văn hóa văn nghệ của dân tộc chỉ làm được mấy vần thơ ngắn tũn là kịch kim hết vốn thử hỏi học nhiều mà làm gì chỉ để trở thành thứ trói gà không nổi? Vì thế nền giáo dục phải tạo ra những học trò dạt dào nhiều bồ chữ trong đầu, nhưng vẫn tráng kiện tinh khôi, mắt dõi khát vọng về phía trước như lý tưởng muốn đong lấy những chân trời, chẳng khác gì những cánh buồm vừa hạ thủy đã nôn nao hăm hở đòi đi đón người yêu… Nhưng nhìn học trò của chúng ta, hình ảnh thường xuyên là gì, theo số liệu có đến 40% trầm cảm, 20 % lo lắng hoang mang, còn có cả vài em học sinh không đỗ được, không dám về nhà vì sợ sức ép của mẹ cha mà đã lao đầu xuống sông tự vẫn.

Người Việt chịu ảnh hưởng của người Hán rất nặng, đặc biệt là chữ Hán – Nôm. Người Tàu học hành vốn xưa nay để làm quan là chính như “Học nhi ưu tắc sĩ” – học giỏi để làm quan. Người Hoa hiện đại còn nói toẹt luôn “Không vào được đại học, thì đời vứt đi!”. Sau đó là nạn con một, khi kinh tế khá giả lên, các bậc cha mẹ liền giành hết tiền để đầu tư cho con mình được trở thành ông hòang, bà chúa, đâu chỉ học văn hóa, còn học bơi cho cơ thể đẹp, học đấu kiếm cho người dũng mãnh, học piano cho người nho nhã tài hoa… Kết quả là con em họ học nhiều, ngồi lắm, trí óc căng thẳng, béo phì, cận thị, và phá bĩnh vì đầu óc chúng không thể tiếp thu một lúc nhiều thứ siêu việt như vậy?!

Ở Việt Nam ta, tuy không mạnh mẽ bằng, nhưng cũng xuất hiện cho con vào trường chuyên lớp chọn để thành ông hoàng bà chúa. Việc lo cho con cái là ý thích của từng nhà, nhưng khi nói về nền giáo dục, chúng ta phải nói đến mặt bằng, từ mặt bằng mới có đỉnh cao – và là đỉnh cao đúng nghĩa. Người Việt sống duy cảm, nên yếu triết lý trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt ngay cả trong triết lý giáo dục. Người đời có câu “sông có khúc, người có lúc”. Chắc chắn là như vậy, mỗi dòng sông khi đến khúc quanh, nước lặng hơn và cá tụ về đấy sinh đẻ… Thời niên thiếu học tập của con người trôi qua rất nhanh, dù học có ưu tú bao nhiêu, thì đấy cũng chỉ là một khúc quanh, và người khác lúc nhỏ học bình thường, nhưng khi lớn lại thành đạt hơn nhiều do khúc quanh của họ đã đến. Ở Mỹ, có nhiều cuộc điều tra cho thấy: số học sinh học giỏi ra ngoài đời cũng chẳng thắng thế được số học bình thường trên phương diện thành công. Chính thế mà có phương ngôn: trường học chỉ đào tạo học trò, nhưng trường đời đào tạo những tướng lĩnh và thiên tài.

Chúng ta quay lại việc trường chuyên lớp chọn, rất phổ biến là các phụ huynh muốn “gặt non” thành công “khoe mẽ” của con cái mình, ngoài việc học trường chuyên, chúng suốt ngày phải đi học thêm, chúng nhờ bố mẹ xin phép thầy cô bỏ giờ rất nhiều, thậm chí đến giờ học sử, chúng gục xuống bàn lăn ra ngủ đại trà, cô giáo còn bảo “môn này các em không phải thi, cô cho phép em nào muốn ngủ thì ngủ”. Thực ra không phải cô khoan dung gì, mà cô chưa nói học trò đã gục xuống ngủ hàng loạt. Và cứ thế, tôi nhìn thấy rất nhiều em vào đại học, rồi tốt nghiệp, các em dường như đã lấy học giỏi hơn người là mục đích, mà không hiểu rằng: học xong mới là hành trang để đi vào đời. Nhưng học sinh của ta rất ít học xong cất cánh bay, mà tìm nơi đậu ở cơ quan nào có bóng râm nhất, ghế cao nhất, và két to nhất…

Hình ảnh phổ biến của lịch sử, như chúng ta đã học và chẳng lạ lẫm gì, đó là: sự bóc lột của ông chủ lên người làm công dẫn đến rất nhiều cuộc đấu đá tang thương. Ngay trong nền giáo dục của chúng ta hiện nay, thì sự thật này không ngờ lại hiện ra rõ nét nhất. Nếu ông chủ bóc lột người làm công đã trưởng thành thì người ta sẽ tìm cách chống cự như lãn công, ăn bớt vật liệu… nhưng một đứa trẻ con đi học bị “bóc lột”, chúng không cách gì chống cự mà chỉ bạc nhược khánh kiệt về thể xác lẫn tâm hồn. Rồi sách giáo khoa phải mua bộ mới, cho dù người chị học xong đã cẩn thận gói ghém cho em, nhưng vì vài chỗ chỉnh sửa mà giáo viên bắt chúng phải mua, rồi học kỳ hay năm học sắp kết thúc nếu không học thêm để thi kiểm tra sẽ rớt lại… Thầy cô đóng vai người bán chữ, học trò là người mua chữ, nhưng đây không phải cặp thuận mua vừa bán, mà giáo viên bán bất kể giá nào học trò đều phải mua. Chính thế mà rất nhiều thầy cô, đặc biệt hiệu trưởng có bóng dáng như một nhà độc tài.

Giáo dục là chiến lược quan trọng hàng đầu cho quốc gia, và nếu giáo dục thất thủ hay thua trận thì cũng chẳng khác gì đội tiền phong thua trận. Nhìn vào nền giáo dục của nước nhà nếu chúng ta không biết hậu quả “tham bát bỏ mâm” cứ chú mục mõi túi và bóc lột học trò khiến chúng chột lớn, chột trí tuệ, theo đuổi những ảo vọng hư danh ngay từ nhỏ là chúng đã “đánh liệt” đội quân của tương lai ngay từ lúc còn thơ ấu. Chúng hãy nhớ rất nhiều thiên tài như Edison, Einstein, Bill Gate… lúc nhỏ học kém, nhưng họ đủ sức để nuôi hy vọng cùng lý tưởng đi xa chứ đâu có thức khuya dạy sớm để xếp hàng vào trường chuyên lớp chọn như ta?!

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm