Trường Đại học Trưng Vương ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp
Nắm bắt được xu thế đó, trường Đại học Trưng Vương tổ chức chương trình trao đổi thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, trường Đại học Trưng Vương luôn thực hiện phương châm đào tạo lấy người học làm trung tâm và coi chất lượng kết quả đầu ra là quyết định. Đây là một trong những khâu quan trọng có tính đột phá về đổi mới đào tạo đai học trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo việc làm cho sinh viên luôn được xây dựng, đổi mới và hoàn thiện dần theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo đại học là một quá trình và cần có bước đi thích hợp. Coi đó là nhiệm vụ then chốt, nhà trường đó nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp về ngành, nghề, kỹ thuật và công nghệ áp dụng, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề của lao động để xây dựng tiêu chí đầu vào và chuẩn chất lượng đầu ra.
Tiến sỹ Nguyễn Huy Oanh - Hiệu trưởng trường Đại học Trưng Vương ký thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp |
Tham dự buổi ký kết, nhiều tham luận của các giảng viên và doanh nghiệp đã được phân tích, mổ xẻ những mặt lợi ích cần những lao động có chất lượng. Doanh nghiệp có vai trò quyết định trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt động hợp tác cụ thể và nơi tạo điều kiện cho người học có thể thực hiện “học đi đôi với hành”. Đó là môi trường lý tưởng để sinh viên, người học làm quen với công việc và ứng dụng các kiến thức đã học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Vì vậy, doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong xây dựng chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp để triển khai mục tiêu hợp tác. Nhiều doanh nghiệp như: Tập đoàn Hồ Gươm; Tập đoàn Medlatec; Công ty ATéco; Tập đoàn Hà Đô; Công ty Cổ phần Phương Uyên Việt Nam, Công ty Cổ phần công nghệ Misa, Công ty TNHH Medtronic Việt Nam, Ngân hàng TM CP Quân đội; Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam… đã giới thiệu về mô hình hoạt động của công ty và nêu rõ chuẩn chất lượng nhân lực mà doanh nghiệp cần sử dụng. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã nhấn mạnh về đổi mới chương trình đào tạo để cập nhật xu thế hiện nay.
Tiến sỹ Đặng Văn Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước tham dự và phát biểu về mô hình đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp |
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Xuân Sơn - Giám đốc Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Giải Phóng chia sẻ: “mô hình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo Đại học là một tất yếu khách quan, không thể trì hoãn và phải hành động thực sự hiệu quả. Vì đó là lợi ích sống còn của các trường đại học trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học theo mô hình gắn kết này sẽ góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng”.
Hợp tác giữa trường Đại học Trưng Vương và doanh nghiệp là tập hợp một hệ thống nhất, phù hợp nâng cao tính ứng dụng và nâng cao hàm lượng, chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa nhằm trao đổi chuyên gia, trao đổi sinh viên, phối hợp các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, giáo trình, tài liệu và đào tạo theo đơn đặt hàng nhằm giải quyết đầu ra cho người học với thu nhập cao và ổn định.
Trường Đại học Trưng Vương với quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong chương trình đào tạo để phù hợp với sự phát triển cung cấp cho xã hội nguồn lao động chất lượng |
Việc phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, để doanh nghiệp, nhà khoa học cùng ngồi lại với nhau, xây dựng chương trình, giáo trình và doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo như đào tạo kỹ năng, đào tạo song song ngoại ngữ theo chương trình định hướng việc làm ngay từ đầu, làm tặng sự lựa chọn đúng khi người học được định hướng từ đầu.
Trường Đại học Trưng Vương với quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong chương trình đào tạo để phù hợp với sự phát triển cung cấp cho xã hội nguồn lao động chất lượng chuẩn với yêu cầu của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy. Các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình bằng cách đặt hàng đào tạo, tham gia sâu vào quá trình tổ chức đào tạo, góp ý điều chỉnh nội dung giảng dạy gắn kết với thực tiễn giải quyết công việc thực tế. Tiến sỹ Nguyễn Huy Oanh - Hiệu trưởng trường Đại học Trưng Vương nêu quyết tâm của nhà trường để tạo ra môi trường giáo dục hiện đại, thực tế coi sinh viên là đối tượng được thụ hưởng chất lượng giáo dục đại học tốt nhất.