Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp 02/04/2025 21:22
aa
TTTĐ - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Gỡ khó cho kinh tế tư nhân phát triển Bài 1: Tương lai tươi sáng đang mở ra cho kinh tế tư nhân Bài 2: Tháo nghẽn thể chế, “căn bệnh” kìm hãm kinh tế tư nhân Bài 3: Thời điểm vàng để hành động, kiến tạo giúp kinh tế tư nhân bứt phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo cho ý kiến về dự thảo Đề án, dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị, dự thảo tờ trình của Đảng ủy Chính phủ; các đại biểu thảo luận, tập trung đánh giá thực trạng, tình hình phát triển kinh tế tư nhân, vị trí, vai trò, những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của khu vực này, phân tích các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, kinh nghiệm quốc tế, một số quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội VI năm 1986 của Đảng; nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân dần được thay đổi cùng với quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ việc không được thừa nhận (trước năm 1986) sang được thừa nhận và coi là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần (giai đoạn 1986-1999); được khẳng định là thành phần quan trọng lâu dài, trở thành động lực phát triển kinh tế (giai đoạn 2000-2015); được tập trung phát triển mạnh, là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn từ 2016).

Thủ tướng nhấn mạnh: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Qua 40 năm đổi mới, đến nay, kinh tế tư nhân đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư nhân hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.

Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, 82% tổng số lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tư nhân có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị còn hạn chế; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh mang tính thời vụ, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, đòi hỏi phải có nhận thức, tư duy mới, giải pháp đột phá để khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới cho kinh tế tư nhân.

Dự thảo Đề án đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp riêng biệt cho nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa đang tăng trưởng và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ, đây là Đề án có nội dung khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều, ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ liên quan toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân mà còn liên quan các cấp, các ngành, các địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục quán triệt, kế thừa các tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, giải pháp trong các nghị quyết của Đảng, các bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm có liên quan về kinh tế tư nhân.

Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng giao các cơ quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình cấp có thẩm quyền, với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp.

Về phạm vi của Đề án, thời gian thực hiện tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045, không gian khu vực kinh tế tư nhân bao gồm cả tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.

Về tư tưởng chỉ đạo trong xây đựng đề án, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những "đòn bẩy, điểm tựa", có tính khả thi, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp quan trọng vào thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lưu ý cách diễn đạt cần giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm nhưng thực hiện có hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh cần giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân; huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định (nội lực gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử), kết hợp hiệu quả, hài hòa với nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên trong phát triển kinh tế tư nhân.

Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, phải thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, khẳng định đây là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng; bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh rộng nhất, nhiều nhất có thể dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau; quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên, tài sản của đất nước; chuyển trạng thái từ thụ động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kinh tế tư nhân sang trạng thái chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân.

Về mục tiêu, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, đặt mục tiêu cao hơn về đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP, tăng năng suất lao động…

Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng cho rằng cần nhấn mạnh thêm về một số nhiệm vụ, giải pháp, mà trước hết là nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, tạo thống nhất cao, nhận thức đúng tầm, khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế với tinh thần thể chế phải thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ; đặc biệt là bảo đảm việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể với thời gian quy định cụ thể (ví dụ bao nhiêu ngày, giờ, phút…) và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Thứ ba, về huy động nguồn lực, phải đa dạng hóa nguồn lực, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để người dân, doanh nghiệp tiếp cận các công việc, cơ hội kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, phù hợp nhất; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các mô hình "lãnh đạo công, quản trị tư", "đầu tư công, quản lý tư", "đầu tư tư, sử dụng công".

Truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân
Về tư tưởng chỉ đạo trong xây đựng Đề án, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những "đòn bẩy, điểm tựa", có tính khả thi... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để giải phóng nguồn lực trong dân, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.

Cùng với đó, cả nước thúc đẩy kinh doanh bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm nền tảng, động lực; ứng phó biến đổi khí hậu; có cơ chế, chính sách khuyến khích các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ tư, phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, mang lại hiệu quả cho xã hội, làm giàu cho chính mình, gia đình và làm giàu cho đất nước.

Thủ tướng giao các cơ quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình cấp có thẩm quyền, với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các cơ quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình cấp có thẩm quyền, với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng cần thúc đẩy quản trị thông minh; phát triển hạ tầng để giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, năng năng suất lao động. Huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân trong tham gia các công trình trọng điểm quốc gia, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng lưu ý, cùng với việc xây dựng dự thảo Đề án, Nghị quyết để trình Bộ Chính trị, cần xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để ban hành, tổ chức thực hiện ngay sau khi Đề án, Nghị quyết được Bộ Chính trị thông qua; đồng thời khẩn trương xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng dự án luật về kinh tế tư nhân.

Đọc thêm

Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa Doanh nghiệp

Chung tay cùng MB trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

TTTĐ - Chiều 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
BSR chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU Kinh tế

BSR chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa chính thức được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU.
Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Doanh nghiệp

Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1173/UBND-NC về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý, sử dụng con dấu; quản lý căn cước; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ Doanh nghiệp

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

TTTĐ - Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị Doanh nghiệp

BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai và tặng quà cho hộ gia đình chính sách, các em học sinh nghèo vượt khó tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn Doanh nghiệp

Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

TTTĐ - Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: Một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Song, đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp Doanh nghiệp

Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp

TTTĐ - Đại diện Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
ABBANK chuẩn bị tổ chức họp Đại hội cổ đông 2025 Doanh nghiệp

ABBANK chuẩn bị tổ chức họp Đại hội cổ đông 2025

TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
BIDV trao học bổng và tặng khu vui chơi cho học sinh Quảng Trị Doanh nghiệp

BIDV trao học bổng và tặng khu vui chơi cho học sinh Quảng Trị

TTTĐ - Ngày 29/3, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với trường Tiểu học và THCS Hải Lệ, Quảng Trị tổ chức Lễ trao tặng khu vui chơi giải trí ngoài trời vào học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại trường do BIDV tài trợ.
Từ cậu bé nghèo đến ông chủ doanh nghiệp triệu đô Doanh nghiệp

Từ cậu bé nghèo đến ông chủ doanh nghiệp triệu đô

TTTĐ - Trong căn phòng làm việc tại nhà máy chế biến gỗ hiện đại ở Thanh Hóa, anh Phạm Đình Thắng (50 tuổi) - Giám đốc Công ty TNHH gỗ Triệu Thái Sơn ngồi nhâm nhi tách trà, đôi mắt ánh lên niềm tự hào khi nhìn về quá khứ. Câu chuyện của anh không chỉ là một tấm gương về khởi nghiệp thành công, mà còn là minh chứng sống động cho sức mạnh của ý chí con người.
Xem thêm