TS Trần Du Lịch: Quyết sách của Quốc hội là cấp cứu nhưng "tài xế" không dùng đèn ưu tiên
Quốc hội khóa XIV quyết định nhiều quyết sách mới, khó, chưa có tiền lệ Những quyết sách kịp thời, thấm, ấm lòng dân |
TS Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia |
Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), có 5 khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ này. Theo đó, doanh nghiệp chưa tiếp cận được thông tin, điều kiện doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ qua văn bản chính thức, còn doanh nghiệp nhỏ lại tiếp cận thông tin qua kênh phi chính thức.
Bên cạnh đó, đối tượng thụ hưởng khó đáp ứng yêu cầu thủ tục hành chính; thời hạn thực hiện các gói hỗ trợ ngắn, chỉ 3 - 6 tháng. Đối tượng hỗ trợ tập trung vào một số ngành nghề, trong khi nhiều ngành nghề đang thực sự khó khăn vẫn chưa được hỗ trợ kịp thời, trong đó có doanh nghiệp du lịch.
Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời. Đơn cử, đối với chính sách gia hạn tiền thuê đất, dự kiến tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn trên 3.000 tỷ đồng nhưng 8 tháng đã qua vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho rằng, để việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ đóng góp 1,5 - 2% tăng trưởng GDP của năm 2022 như mục tiêu đặt ra cần tổng hợp, đánh giá kỹ các gói hỗ trợ.
Theo vị chuyên gia này, để thúc đẩy các gói hỗ trợ, cơ quan quản lý cần tiếp tục lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp; Có hệ thống giám sát, đánh giá kịp thời, có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, cần rà soát các tiêu chí, chỉnh sửa cho phù hợp; Bổ sung tiêu chí mới khi nền kinh tế thế giới đối mặt nhiều thách thức. Việc hỗ trợ cần có mục tiêu, ưu tiên với các ngành trong lĩnh vực tạo bệ đỡ cho nền kinh tế như logistics, công nghiệp hỗ trợ…
Quang cảnh phiên tọa đàm chiều 18/9 |
“Các chính sách phải xây dựng trên nguyên tắc can thiệp có mục tiêu, không thực hiện chính sách hỗ trợ hay can thiệp đại trà. Chính sách cần xác định rõ thời kỳ áp dụng để bảo đảm tính linh hoạt, nghĩa là có lộ trình cụ thể”, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đề xuất.
Về một số chính sách hỗ trợ cụ thể, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê kiến nghị cần tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, xem xét giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ Tài chính và Ủy ban Tài chính - Ngân sách cần bóc tách vấn đề này.
Với chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, hiện nhiều doanh nghiệp không mặn mà vì phải đáp ứng nhiều điều kiện, thủ tục, lo ngại trách nhiệm thanh tra. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa có tài sản bảo đảm; các hợp tác xã chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh đang là rào cản để được tiếp cận gói hỗ trợ.
''Trên thực tế, dù các ngân hàng thương mại đã được nới room tín dụng song chưa đáp ứng kỳ vọng. Chúng tôi hiểu rằng điều này vì mục tiêu lạm phát 4%, song NHNN cần xem xét điều chỉnh room tín dụng'', PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đề nghị.
Theo TS Trần Du Lịch (Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia), dù các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhưng đối tượng đang gặp khó khăn nhất trên thị trường, là các hộ kinh doanh. TP. HCM có 350.000 hộ kinh doanh cá thể thương mại - dịch vụ bị tổn thương rất lớn. Việc tiếp cận vay vốn không được nên phục hồi rất chậm. Chính vì vậy, cơ quan chức năng cần rà lại hệ thống chính sách để có tháo gỡ kịp thời.
Ưu tiên lớn nhất cần tháo gỡ để thúc đẩy và phục hồi phát triển cho nền kinh tế, theo ông Lịch là vấn đề vốn. Từ nay đến cuối năm, tín dụng tăng khoảng 4%. Khoản tín dụng này không nhiều nên phải được bơm vào những nơi cần vốn như lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực có tính lan tỏa nhanh.
Mặt khác, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là giải pháp cung ứng vốn dài hạn cho doanh nghiệp, giảm gánh nặng ngân hàng thương mại.
"Một thời gian rất dài, thị trường tài chính Việt Nam chỉ dựa vào ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán có góp phần cung ứng vốn cho doanh nghiệp, nhưng gần đây có sự cố nên sự cố phải được sớm giải quyết" - ông Lịch khuyến nghị.
Ngoài tiếp cận vốn, ông Lịch nhận định doanh nghiệp mong mỏi bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động. Như ở TP.HCM, chỉ có 8% lao động trong khu công nghiệp có nhà ở, phần còn lại rất bấp bênh, bất an.
Các chính sách an sinh xã hội cho người lao động phải được bổ sung thêm để xây dựng cho người lao động ở khu công nghiệp có nhà ổn định. Đây là giải pháp căn cơ bền vững, chứ không chỉ hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian ngắn.