Tag

Từ dịch Covid-19 bùng phát đến chuyện các mợ, các bà...

Xã hội 23/05/2021 16:07
aa
TTTĐ - Không phải chỉ với tôi mà với bất cứ người dân Việt Nam nào thì dịch Covid-19 cũng nguy hiểm nhất, đáng quan tâm nhất.
Từ dịch Covid-19 bùng phát đến chuyện các mợ, các bà...
Lại chuyện về hạt gạo Lão Khoa hầu "thượng đế" Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm Bạn trẻ tiếc thương trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

- Ông Trần Đăng Khoa ơi! Đối với ông vấn đề gì hôm nay là đáng quan tâm nhất?

[email protected]

- Không phải chỉ với tôi mà với bất cứ người dân Việt Nam nào thì dịch Covid-19 cũng nguy hiểm nhất, đáng quan tâm nhất. Hiện dịch đang bùng phát. Ấn Độ và nhiều nước khác đang vỡ trận. Một giây có hàng trăm người chết. Tất cả các lò thiêu đều quá tải.

Nếu tính cả thế giới thì con số người chết thật kinh hoàng. Chúng ta vẫn khống chế được dịch. Đấy là cái tài điều hành của chính phủ, của Bộ Y tế và đặc biệt là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tuy nhiên ở ta hiện nay dịch vẫn đang bung bùng phát.

Điều đáng lo là ý thức của một số người dân rất kém. Có người còn lén lút đưa khách Trung Quốc sang ta du lịch rồi trá hình là những chuyên gia hay các đối tác hoặc những người đi kiếm việc làm. Nếu cứ có sự tiếp tay của những người dân thì mọi cố gắng của Chính phủ, của tất cả chúng ta sẽ thành vô nghĩa. Khi đã vỡ trận rồi thì chúng ta có khác gì Ấn Độ?

Dịch Corona rất nguy hiểm. Chúng ta cần phải phòng tránh từ xa. Còn khi đã nhiễm rồi thì không đơn giản. Vì rất tốn kém trong việc truy tìm, khoanh vùng, phòng tránh lây lan cho người khác. Chúng ta không thông tin về việc tốn kém trong việc phòng chống dịch, nhưng theo Vnexress, Bộ Tài chính và Ủy ban y tế Quốc gia Trung Quốc đã phân bổ hàng ngàn tỷ USD để đối phó với dịch bệnh. Đó là một số tiền rất lớn, chưa nói đến các chi phí khác, ngay như viện phí cũng đã đủ để "tỉnh ngộ" rồi.

Một bác sĩ, tại bệnh viện Trung ương Vũ Hán chia sẻ, chi phí chữa trị cho một bệnh nhân mắc Corona Vũ Hán nặng tại Trung Quốc, từ khi vào viện cho đến khi ra viện, nếu dùng EcMo (Ô xi hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) chữa trị, tính bằng tiền Việt, khoảng 1,2 tỷ đồng, nếu không dùng EcMo cũng phải chi khoảng 600 triệu đồng tiền Việt.

Không những thế, những bệnh nhân này vẫn phải tiếp tục theo dõi và kiểm tra sau khi đã ra viện, mà vẫn không thể đảm bảo được tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn. Cũng theo lời ông, để chữa trị cho một bệnh nhân Corona nặng, cần đến 5 - 6 bác sĩ, ngay chỉ tính tiền cho bộ quần áo chống nhiễm vi rút cũng phải đến hơn 1 triệu VND/1 bộ.

Quá trình chữa trị, bác sĩ chỉ cần uống nước hay đi vệ sinh, là bộ trang phục đó phải hủy bỏ, và thay bộ mới. Bình quân trong một ngày, các bác sĩ phải thay khoảng 10 bộ mới. Như thế chỉ riêng quần áo cho bác sĩ cũng đã phải chi phí đến 10 triệu đồng rồi. Đấy là còn chưa kể thuốc thang, y cụ, ống truyền cho bệnh nhân. Rất tốn kém và nguy hiểm. Chúng ta không hoàng loạn, cần tin tưởng vào chính phủ và đội ngũ thầy thuốc của chúng ta, nhưng cũng không được chủ quan.

- Anh cho em hỏi. Trong gia đình anh, ai là người bếp núc, ai là người đi làm kiếm tiền? Anh và vợ có vui vẻ với công việc gia đình không? Em không thể chịu nổi với suy nghĩ sau này lấy chồng về mà mình phải nấu cơm nước, làm từ A-Z phục vụ chồng con. Đành rằng phụ nữ phải biết quán xuyến việc nhà, em không phủ nhận. Em cũng nấu ăn không phải dở, nhưng cứ nghĩ tới viễn cảnh lấy chồng xong, vừa đi làm kiếm tiền, vừa chăm con, vừa làm việc nhà mà em nản. Lấy chồng sao lại như đeo gông vào cổ thế này. Lắm lúc em nghĩ quẩn: "Lấy chồng làm gì nhỉ? Ở vậy có phải sướng không?". Vớ được người tử tế biết chia sẻ việc nhà với vợ thì tốt, phải ông gia trưởng bắt mình hầu hạ chắc em không chịu nổi mà chia tay sớm. Bỗng dưng em ghét làm phụ nữ quá anh Khoa ạ. Vả lại, một phần do yếu tố gia đình. Bố em rất hay chia sẻ việc nhà với mẹ. Mẹ nấu cơm thì bố nhặt rau, giã cua cáy. Ngày xưa bố em còn nấu cơm cho em ăn đi học chứ không bắt em phải nấu. Nên ước mơ của em bây giờ là lấy được một ông chồng có suy nghĩ: "Bếp núc không phải chỉ là việc của phụ nữ". Liệu ước mơ ấy của em có lớn lao quá ko ạ?

(Hà Thị Oanh, TPHCM)

Tất nhiên, thông thường, đàn ông phải là người kiếm tiền. Còn đàn bà lại phải rất giỏi dùng đồng tiền của chồng, chi tiêu thế nào cho hợp lý, để cả gia đình luôn ấm cúng. Tất nhiên, phụ nữ cũng tham gia kiếm tiền, nhưng chỉ phụ thêm với chồng thôi. Không nên tính đến đồng tiền của phụ nữ. Công việc vĩ đại của họ là đẻ con, và “quán xuyến công việc gia đình”, đúng như người ta nói. Vì thế, phụ nữ phải rất giỏi chuyện bếp núc, không những biết nấu ăn, mà phải nấu ăn rất ngon. Phụ nữ mà lười chuyện bếp núc thì nhà tan đấy. Ở đất nước Đaghextan, quê hương của nhà thơ vĩ đại Raxun Gamgiatop, có một câu rủa độc: “Cầu cho bếp nhà mày tắt lửa!”.

Tôi có một anh bạn thân rất nổi tiếng. Nói tên bà biết ngay. Anh ấy không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn rất tinh tế trong mọi cách ứng xử. Anh yêu một cô bé khá xinh. Tôi mừng cho cô bé, và mừng cho cả gia đình cô có được một người chồng, người con rể lý tưởng. Anh bạn tôi cũng đã bỏ ra cả một đống tiền mua sắm cho cô, chuẩn bị ngày lên xe hoa. Thế rồi, trong một lần đi chơi, cô bé tỏ ra rất ghét chuyện nấu nướng. Anh bạn tôi rất ngạc nhiên: “Thế thì chúng mình sống thế nào?”. “Đi nhà hàng. Em biết nhiều cửa hàng có những món ăn rất ngon!”. Thế là anh bạn tôi chia tay luôn. Rất kiên quyết và có phần “tàn bạo”

Vậy đó bà ạ. Phụ nữ mà lười chuyện bếp núc thì hãi lắm. Tất nhiên, cũng đúng như bà nói, công việc bếp núc không phải chỉ là chuyện của phụ nữ. Tất nhiên, sẽ rất hạnh phúc khi vợ nấu cơm, chồng phụ bếp cho vợ. Hoặc nếu vợ bận việc, về muộn, thì chồng chuẩn bị bữa ăn. Nhà thơ lớn Chế Lan Viên có một thú vui, là sáng dậy sớm, chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình, đặc biệt là chăm chút cho cô con gái út, là nhà văn nổi tiếng Phan Thị Vàng Anh bây giờ.

Gia đình tôi rất vui vẻ ấm cúng. Tôi là người kiếm tiền chính. Không phải chỉ tiền tiêu pha hàng ngày cho cả gia đình, mà cả tiền dự phòng khi có sự phát sinh. Vợ tôi cũng phụ với tôi. Tất nhiên, tôi chẳng bao giờ tính đồng tiền của vợ. Tôi cũng không biết vợ tôi có bao nhiêu lương? Tôi từng là lính, nên chuyện nấu ăn, mua sắm đều đều rất thạo. Lính có thể nấu cơm trong mưa. Vừa đi vừa nấu. Bếp treo ngay dưới ba lô của người đồng đội đi trước. Tôi nấu cơm, muối dưa rất ngon. (Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã từng viết về chuyện này khi chị và nhà thơ Xuân Quỳnh hay đến phòng tôi xin dưa cải muối lúc các chị học ở Matxcova). Nhưng khi xây dựng gia đình, tôi không được làm một việc mà mình rất yêu thích nhất. Vợ tôi quán xuyến hết.

Chúc bà giỏi nấu nướng và có được một người chồng lý tưởng, theo đúng hình mẫu của bà.

- Phụ nữ và thơ có điểm gì giống nhau?

Lò Thị Nương(Đại học Luật Hà Nội)

- Này, tôi hơi ngạc nhiên vì câu hỏi của bà đấy. Không ít người coi thơ là đàn bà. Vì thế, họ gọi là “Nàng Thơ”. Đấy là những gã say rượu. Thực chất, chẳng có gì giống nhau. Càng không thể đồng nhất. Đấy là hai thế giới không có gì liên quan dính dáng đến nhau. Trước phụ nữ thì đến rượu cũng trở nên nhạt nhẽo, chứ đừng nói gì đến thơ nhá!

- Ông nghĩ sao khi người ta nói, các nhà thơ luôn là những gã đa tình, điều này có đúng không?

Nguyễn Phương Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân- Hà Nội)

- Họ nói hoàn toàn chính xác. Chỉ có điều là chưa đầy đủ, vì không phải chỉ có nhà thơ đa tình. Thợ cày, thợ mộc, thợ nào cũng đong đưa sóng sánh không kém. Đa tình là biểu hiện của những người đàn ông khoẻ khoắn, lành mạnh. Thế nên đừng bao giờ tin đàn ông thủy chung. Không có đâu. Tôi đã nói ở đâu đó rằng, đàn ông chỉ thủy chung trong ba trường hợp. Hoặc là họ phải giữ gìn, ý tứ để lên cấp, lên chức. Loại đàn ông này thật chẳng ra gì. Thực chất đó là những kẻ giả dối, cơ hội. Hai là, họ không có điều kiện để sống thật với con người mình.

- Vậy thì các bà hãy cứ sóng sánh, hãy cứ ngào ngạt tỏa hương cho họ ngây ngất. Nhờ sự ngây ngất ấy mà họ thăng hoa, có thể thành nhà thơ, có thể thành nhạc sĩ, có những câu thơ bài hát tuyệt hay. Nhưng hãy đừng cho họ bất cứ một điều kiện nào để họ thành kẻ phàm tục.

- Loại thứ ba, họ sẽ rất thủy chung đứng đắn nếu họ là kẻ không rung động trước vẻ đẹp của phụ nữ. Nhưng đấy lại là những gã bệnh hoạn rồi. Loại đàn ông ấy nhạt lắm.

- Người ta nói sự dịu dàng của phụ nữ làm mềm tảng đá, rồi lại nói nước mắt phụ nữ rơi xuống làm nở hoa hồng. Phải chăng yếu đuối là thuộc tính của phụ nữ, nhờ đó mà đàn ông trở nên mạnh mẽ?

Bích Thu (Tứ Liên- Hà Nội)

- Ai ví von mà hay thế nhỉ? Nhưng chẳng chính xác tí nào đâu nhé. Phụ nữ thuộc phái mạnh chứ không phải phái yếu như người ta vẫn lầm tưởng. Chả thế, có nhà thơ từng ta thán: “Trời cho nhan sắc hơn người/ Chị tôi với thủ trưởng tôi vặp bồ/ Khi xoắn xuýt, lúc hững hờ/ Kẻ nhàu váy ngắn, kẻ trơ thân gày/ Chị tôi đi Nhật đi Tây/ Muốn cái gì sẽ có ngay cái gì/ Cơ quan cứ thế mà suy/ Trong thì chán nản, ngoài thì kêu ca/ Mới hay sợi hóc đàn bà/ Trói voi voi chết, kéo nhà nhà siêu”…

Kinh chưa. Thế thì phụ nữ mạnh hay yếu? Phái yếu chính là đàn ông. Và đàn bà mới là phái mạnh. Và sức mạnh ghê gớm của họ chính là sự dịu dàng, mềm mại mà trông bên ngoài, có cảm giác như là yếu đuối. Sự dịu dàng ấy có thể làm mềm được cả những tảng đá... có râu. Chứ đá tảng, hay đá núi vô tri thì mềm hay cứng cũng chẳng là cái thá gì...

- Liệu có phải "đàn bà muốn là trời muốn" như một câu danh ngôn không?

Hải Anh (Thái Bình)

- Không, thực tình thì giời chẳng có sức mạnh nào cả. Vì giời vẫn còn phải núp sau vạt váy đàn bà. Nhất vợ nhì giời. Bà không thấy giới mày râu khẳng định thế sao?

- Anh Khoa ơi, anh đã bao giờ thất hứa với phụ nữ chưa?

Vũ Thúy Hường (Đại học Sư phạm Vinh)

- Cũng thi thoảng. Nhưng đấy không phải lỗi tại tôi đâu nhé. Lỗi tại nhan sắc của họ đấy. Tôi đã nói, đứng trước họ, đầu óc lão già mất nết này hoàn toàn mụ mị. Đã mụ mị rồi thì lão khốt ta bít này còn nhớ được điều gì với lại điều gì...

Đọc thêm

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt? Môi trường

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

TTTĐ - Sáng 17/5, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí Môi trường và Cuộc sống với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo” Đô thị

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”

TTTĐ - Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.
Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn Môi trường

Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập đề án xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó nêu rõ mối liên hệ của Hà Nội với 10 tỉnh, TP trong vùng về phát thải phương tiện giao thông, bụi mịn PM 0,25.
Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng Muôn mặt cuộc sống

Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5.000 tại xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga Muôn mặt cuộc sống

Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga

Ngày 16/5, tại Quảng trường Cung điện ở thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ sách quốc tế Saint Petersburg lần thứ 19 nhân kỷ niệm 225 năm ngày sinh Đại thi hào Alexander Pushkin và Năm Gia đình tại Liên bang Nga. Báo Nhân Dân lần đầu tiên tham gia sự kiện với gian trưng bày sách, báo nổi bật và để lại nhiều dấu ấn.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung Muôn mặt cuộc sống

Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung

TTTĐ - Loài chim quý có tên là quắm đen được phát hiện tại khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế). Đây là lần đầu ghi nhận loài chim quắm đen, loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam ở khu vực miền Trung.
Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp Muôn mặt cuộc sống

Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1444/UBND-KSTTHC về công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 4/2024.
“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh Môi trường

“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa giới thiệu Dự án “Kỹ năng về khí hậu - Hạt giống cho chuyển đổi xanh" tại Việt Nam. Đây là chương trình toàn cầu của Hội đồng Anh phối hợp cùng người trẻ để “gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh từ nền kinh tế carbon cao sang nền kinh tế carbon thấp. Chương trình được Hội đồng Anh phối hợp cùng Ngân hàng HSBC thực hiện và Việt Nam là một trong năm quốc gia tham gia vào chương trình bên cạnh Brazil, Mexico, Ấn Độ và Indonesia.
Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Sáng 16/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi đối thoại giao lưu trực tuyến truyền thông chính sách chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.
Xem thêm