Tự gây áp lực cho bản thân vì lên mạng "nhất định phải xinh, sang chảnh"
Cảnh giác với tuyển cộng tác viên, chốt đơn qua mạng xã hội lợi nhuận cao Giới trẻ với xu hướng “thanh lọc” mạng xã hội Đừng để mất tiền, mất mạng vì sập bẫy “việc nhẹ lương cao” |
Năm nay, Hoàng Lan (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) 20 tuổi. Cô gái trẻ mặc định rằng, cứ mỗi lần ảnh cá nhân lên mạng xã hội là phải đẹp, sang chảnh. Thế nên, mỗi khi chụp ảnh “sống ảo”, Lan chăm chút từ bối cảnh, trang phục, tạo dáng cho đến tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa ảnh mà quên đi những giá trị thực của vẻ đẹp cá nhân.
Lan chia sẻ: “Mình tự ti với vẻ bề ngoài của bản thân, luôn lo sợ không đẹp giống các chị hot girl, mà cứ lên mạng là phải xinh. Minh "nghiện sống ảo", mỗi lần đi đâu chơi sẽ phải chụp vài trăm tấm ảnh, sau đó lọc lấy khoảng vài tấm để chỉnh màu, tạo hiệu ứng… mới đăng”.
Chị Nguyễn Thanh Lam (quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá) có con gái tên là Thanh Hương, năm nay 19 tuổi. Gia đình hoàn cảnh khó khăn và lực học bình thường nên tốt nghiệp xong cấp 3, con gái của chị Lam ra Hà Nội làm việc. Mới bước vào cuộc sống tự lập nên Hương kiếm được bao nhiêu thì tự chi tiêu, không cần gửi tiền về cho gia đình. Rồi bỗng một ngày, chị Lam choáng váng khi thấy ảnh con gái trên mạng xuất hiện bên siêu xe, mặc đồ thương hiệu nổi tiếng, ăn trong nhà hàng sang trọng, dựng lên một hoàn cảnh gia đình hào môn, dù sự thật là nhà nghèo. Nhìn thấy thông tin, hình ảnh của con gái phô bày với phong cách thời thượng, chị Lam bị sốc, dù khuyên con hãy nhìn vào thực tế nhưng chưa được.
Hội chị em "lên mạng phải xinh" (Ảnh minh hoạ) |
Anh Hoàng Như Hùng (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) kể, anh có đứa cháu họ, nhà ở quê, không nghèo nhưng cũng không hề giàu có gì. Bố mẹ làm nông nhưng trên Facebook của cậu ấy thì ngập tràn hình ảnh cậu ấm đi cà phê sang chảnh, xung quanh là apple watch, macbook không biết mượn của ai. Bản thân anh Hùng cũng bất lực với sở thích sống ảo của con gái anh. Dù bố mẹ vất vả chạy chợ kiếm tiền nuôi con ăn học nhưng con gái vẫn xây dựng hình ảnh tiểu thư nhà giàu. Những tấm ảnh được chỉnh sửa, đăng Facebook đều là đến trường bằng xe riêng, mặc hàng hiệu, trang điểm, làm đẹp như người nổi tiếng…
Một người có nick name Emy Nguyễn chia sẻ câu chuyện trên diễn đàn: “Cách đây vài tuần tại nơi làm việc, tôi, thấy có một bạn trẻ vào công ty đã check in bằng cách nhờ bạn đi xe máy chở tới chụp ảnh với các kiểu dáng khác nhau. Tôi tự hỏi, thế hệ trẻ có nghiêm túc không nhỉ, đã ở cái tuổi đi làm mà biểu hiện tại nơi đi làm như một đứa trẻ con vô ưu. Chúng ta sẽ đi về đâu nếu lực lượng trẻ tuổi lúc nào cũng mơ mơ màng màng, check-in ảo”.
Theo các chuyên gia, lứa tuổi mới lớn là lứa tuổi dễ bắt đầu dễ “sống ảo”. Muốn các bạn trẻ không “sống ảo” thì việc giáo dục từ gia đình, người thân vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần giúp con xây dựng giá trị bản thân, hiểu được đâu là giá trị cốt lõi của cuộc sống, là mục tiêu mà mình hướng tới, từ đó sẽ định hướng hành vi.
Bản thân mỗi bạn trẻ đến tuổi trưởng thành cũng cần tự tìm hiểu, ý thức được thế giới ảo và cuộc sống thực tế. Các bạn có thể cải thiện “sống ảo” bằng cách hạn hạn chế thời gian tham gia vào các trang mạng xã hội, tích cực hoạt động các sự kiện ngoài xã hội để tạo mối quan hệ và trao đồi kỹ năng sống; Gặp gỡ bạn bè, người thân để duy trì mối quan hệ, thể hiện sự quan tâm, thăm hỏi lẫn nhau, tạo niềm vui và sự gắn bó với nhau…