Tag

UBND quận Hà Đông cần đảm quyền lợi cho người dân!

Đường dây nóng 23/07/2018 16:56
aa
Sau khi ra quyết định thu hồi đất và áp giá đền bù trái pháp luật với các hộ dân trong dự án Khu chung cư cao tầng 16B Nguyễn Thái Học, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã buộc phải hủy quyết định sai trái nói trên.

UBND quận Hà Đông cần đảm quyền lợi cho người dân!

Dự án đã xây xong và đi vào hoạt động nhưng các hộ dân vẫn bị treo trong quy hoạch

Tuy nhiên, quyền lợi của người dân vẫn bị xâm hại đến hàng chục năm sau chưa được giải quyết dứt điểm…

Khu chung cư cao tầng 16B Nguyễn Thái Học (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông) do Cty Xây dựng 319 nay là Cty Duyên Hải (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư. Đây là dự án thương mại và được xây dựng trên phần diện tích đất của đơn vị đang được giao quyền sử dụng. Theo sơ đồ đánh giá hiện trạng thì phần diện tích đất thực hiện dự án của công ty nằm vị trí vô cùng đắc địa ở quận Hà Đông với 3 mặt tiền tiếp giáp với đường nhựa. Trở ngại duy nhất của dự án là có 3 gia đình đang sinh sống phía bên mặt phố Nguyễn Thái Học, án ngữ một góc của dự án.

Do mong muốn dự án được vuông vắn, nằm trọn vẹn ba mặt phố Cty Duyên Hải đã trình UBND tỉnh Hà Tây cũ đưa cả 3 hộ dân này vào quy hoạch vùng dự án Chung cư thương mại 16B Nguyễn Thái Học. Theo luật, để di dời 3 hộ dân này, Cty Duyên Hải phải có trách nhiệm thỏa thuận mức bồi thường với từng hộ dân. Vậy nhưng quận Hà Đông vẫn áp giá và thu hồi phần đất ở đang sử dụng của các hộ dân nằm trong quy hoạch của dự án chung cư cao tầng 16B Nguyễn Thái Học. Bức xúc trước cách làm áp đặt, vi phạm quy định pháp luật của UBND quận Hà Đông và chủ đầu tư, các hộ dân đã có đơn thư khiếu nại gửi đến cơ quan chức năng của thành phố.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4414/QĐ-UBND và Quyết định số 3004/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Lưu Văn Đại và ông Trương Minh Sơn do Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh ký. Nội dung quyết định nêu rõ: Việc UBND quận Hà Đông ban hành các Quyết định số 2717/QĐ-UBND về việc thu hồi diện tích 54m2 đất của hộ ông Lưu Văn Đại và Quyết định số 2716 về việc thu hồi diện tích 50,1m2 đất của hộ ông Trương Minh Sơn là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND quận Hà Đông thu hồi và hủy các quyết định nêu trên, cùng quyết định phê duyệt phương án, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư của quận; quận Hà Đông hướng dẫn các bên liên quan trong việc thỏa thuận về bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án theo quy định. Chủ đầu tư có trách nhiệm thỏa thuận đối với các hộ dân hiện đang sinh sống trong phạm vi ranh giới lập quy hoạch.

Theo Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo UBND quận Hà Đông cần nhìn thẳng sự thật là Dự án xây chung cư cao tầng 16B Nguyễn Thái Học đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Phía Cty Duyên Hải đã tự ý thực hiện dự án không theo quy hoạch của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt, không tiến hành đền bù GPMB cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này tự bỏ 3 hộ dân ra khỏi quy hoạch. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các hộ dân, quận Hà Đông cần sớm kiến nghị UBND TP Hà Nội đưa 3 hộ dân này ra khỏi quy hoạch của Dự án.

Quyết định của thành phố nêu rõ như vậy, thế nhưng đã gần chục năm qua, UBND quận Hà Đông, Cty 319 trước kia và Cty Duyên Hải hiện nay vẫn chây ì, không thực thi theo quyết định này. Nhận thấy không thể dễ dàng lấy đất của các hộ dân với giá rẻ mạt, Cty Duyên Hải đã dùng chiêu bài “trở cờ”, không tiếp tục đền bù giải phóng mặt bằng nữa mà chỉ thực hiện Dự án trên phần diện tích đất vốn có của đơn vị. Chung cư đã xây xong và đã đón người vào ở từ nhiều năm trước nhưng nhà của 3 hộ dân nói trên vẫn bị “treo” trong quy hoạch của dự án.

Mặc dù chính quyền địa phương có tổ chức đối thoại nhưng hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung. Phía Cty Duyên Hải ngang ngược tuyên bố không quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ dân như phương án trước đây mà chỉ có thể bố trí tái định cư trên tầng 25 của tòa nhà chung cư. Như vậy, sau hàng chục năm đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình, càng đấu tranh quyền lợi các hộ dân càng bị doanh nghiệp co kéo, giảm trừ.

Điều gì khiến doanh nghiệp Duyên Hải có lợi thế áp đảo, bức ép các hộ dân đến vậy? Câu trả lời chính là sự vô trách nhiệm với dân của các lớp lãnh đạo UBND quận Hà Đông. Về nguyên tắc, Cty Duyên Hải phải thực hiện xong trách nhiệm giải phóng mặt bằng thì mới được phép triển khai xây dựng nhưng UBND quận Hà Đông đã làm ngơ để doanh nghiệp này thực hiện dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ. Trong suốt quá trình xây dựng khu chung cư cao tầng, doanh nghiệp Duyên Hải đã biến cuộc sống của các hộ dân nơi đây như “địa ngục”. Họ phải sống trong công trường với nguy hiểm thường trực nơm nớp lo âu, phải chịu tiếng ồn của máy ép móng cọc ban đêm, phải chịu ô nhiễm khói, bụi cả một thời gian dài. Nỗi khổ ấy của dân, lãnh đạo UBND quận Hà Đông chưa bao giờ nghĩ, chưa bao giờ cảm nhận.

Giờ đây, khi công ty đã thực hiện xong dự án. Căn hộ cũng đã bán hết. Phần diện tích mặt đường của các hộ dân nếu lấy được với giá rẻ thì tốt cho doanh nghiệp. Bằng không, việc các hộ dân vẫn tồn tại ở đó cũng chỉ là một âm mưu lấy đất bất thành! Do chẳng mất gì nên Cty Duyên Hải cứ treo các hộ dân bằng quy hoạch. Vì lý do này mà đất ở của các hộ dân không được cấp giấy chứng nhận, các hộ cũng không thể xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo hay thay đổi hiện trạng nhà ở của mình.

Tin liên quan

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Xem thêm