Tag

Ứng dụng công nghệ số - Chìa khoá mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại

Nông thôn mới 17/08/2023 15:09
aa
TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, quan tâm tới công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong đó trọng tâm là truy xuất nguồn gốc nông sản. Nhờ đó, giá trị sản phẩm không ngừng được tăng cao, tạo tính cạnh tranh trên thị trường.
Phát triển các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa Huyện Ứng Hòa: Tận dụng lợi thế xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững Xây dựng huyện Ba Vì trở thành huyện mẫu mực về phát triển nông nghiệp nông thôn Nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Khuyến nông

Minh bạch thông tin tới người tiêu dùng

Để quản lý nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên thị trường và minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản. Qua đó, giúp người tiêu dùng được bảo vệ sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp…

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: Từ năm 2017, hợp tác xã bắt tay vào mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết. Toàn bộ sản phẩm của hợp tác xã được giám sát theo quy trình sản xuất chặt chẽ từ khi trồng đến chăm sóc, sơ chế, đóng gói sản phẩm ra thị trường.

Đặc biệt, 100% sản phẩm rau, củ, quả của hợp tác xã sau khi được thu hoạch và sơ chế đóng gói đều được dán tem QR code, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua điện thoại thông minh có kết nối Internet.

Ứng dụng công nghệ số - Chìa khoá mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại
Thực hiện truy xuất nguồn gốc giúp cho sản phẩm của hợp tác xã được đối tác và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng

Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng chuyển đổi số và mang lại hiệu quả cao, thời gian qua, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã nâng cao sản lượng và giá trị rau, củ quả nhờ chuyển đổi số trong sản xuất.

Theo ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, sau khi thực hiện truy xuất nguồn gốc, sản phẩm của hợp tác xã được đối tác và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Hiện nay, bình quân mỗi năm hợp tác xã cung cấp trên 700 tấn rau, quả an toàn cho thị trường.

“Hằng ngày, sau khi thu hoạch tại ruộng, rau được đưa về kho phân loại, sơ chế, dán tem truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, việc ứng dụng hệ thống thông tin điện tử, sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc còn nâng cao kiến thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng”, ông Hoàng Văn Thám nhấn mạnh.

Chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại

Để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số - Chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại”. Tọa đàm thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, đại diện hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội biết: Trong giai đoạn 2021- 2025, Hà Nội xác định ngành nông nghiệp phải phát triển toàn diện, bền vững, phải tạo ra sự khác biệt, điểm nhấn riêng so với các địa phương khác trong cả nước. Đó là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ số.

Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố và tăng gấp đôi so với năm 2020.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Thực tế công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp được thành phố Hà Nội quan tâm, như triển khai truy xuất nguồn gốc. Trong đó, thành phố đã phối hợp, triển khai theo cấp độ với các doanh nghiệp để minh bạch sản phẩm với mã QR.

Đến nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông - lâm - thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội đã hỗ trợ, hướng dẫn, cấp tài khoản tham gia quản lý, duy trì hệ thống cho 3.229 cơ sở là các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói lâm sản và thủy sản. Thành phố đã cấp 11.713 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông - lâm - thủy sản đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống. Ngoài ra, Hà Nội đẩy mạnh kết hợp với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở hệ thống này để quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thành phố đã hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về đất. Hầu như các cơ sở dữ liệu về đất, sức khỏe về đất, thực trạng, thành phần về đất đã được cập nhật hiện trạng trên cơ sở bản đồ số. Hà Nội cũng đã hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khai thương mại điện tử thông qua các sàn giao dịch như: Voso, Sendo…

Ứng dụng công nghệ số - Chìa khoá mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại
Giám đốc Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (đội mũ) giới thiệu về tem mã truy xuất nguồn gốc rau.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết: Chính đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng cần được tập huấn chứ không chỉ riêng nông dân, hợp tác xã. Trung tâm mong muốn thông qua những hội nghị, tọa đàm tập huấn, nông dân sẽ nhận thức được sự cần thiết phải tham gia công nghệ số, ứng dụng công nghệ số trong từng phần việc cụ thể ra sao.

Do đó, Trung tâm tổ chức hàng chục lớp tập huấn về nội dung này đối với nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã nhằm thay đổi tư duy cho nông dân về ứng dụng công nghệ số không thể đơn lẻ từng hộ làm được mà bắt buộc phải liên kết với nhau thành tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Cũng theo bà Vũ Thị Hương, thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông sẽ đồng hành cùng với phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Thông qua các Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi - Thú y và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp tổ chức những hội nghị, toạ đàm, tập huấn về ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp lần lượt tại các địa phương trên địa bàn thành phố.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nhịp sống phương Nam

Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm