Tag

Ứng dụng serie phim nổi tiếng “Squid Game” vào việc giảng dạy kinh tế học

Giáo dục 14/01/2022 11:14
aa
TTTĐ - Sắp tới đây các sinh viên năm nhất của ngành kinh tế học và kinh doanh trên toàn thế giới có thể sẽ được ứng dụng loạt phim ăn khách toàn cầu của Netflix - Squid Game (trò chơi con mực) vào việc học các lý thuyết kinh tế phức tạp.
Bổ sung kinh phí chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 Khi những người trẻ bùng nổ trong đổi mới và sáng tạo... Sinh viên trường Báo mang du lịch văn hóa Hà Nội vào những tựa game kinh điển Những gameshow "triệu view" hút khán giả mạng

Một nghiên cứu mới của Trường Kinh doanh Monash đã cho thấy, nếu tích hợp các chiến lược của loạt phim phản địa đang ăn khách Squid Game, có thể tạo ra cách mạng hóa việc sinh viên học lý thuyết trò chơi, một trong những khái niệm khó khăn nhất của kinh tế học nhập môn.

Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh Monash đã phát triển một loạt các công cụ giảng dạy mang tính tương tác và cải tiến dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ Squid Game. Công cụ này nhằm cung cấp cho các nhà giáo dục và sinh viên một cách tiếp cận mới mẻ hơn để giảng dạy và học tập một trong những chủ đề khắt khe nhất ở cấp độ kinh tế học nhập môn.

Và từ học kỳ một, sinh viên theo học kinh tế vi mô năm nhất tại Trường Kinh doanh Monash sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến bộ phim Squid Game cho môn học này. Phó giáo sư Wayne Geerling từ Trường Kinh doanh Monash và đồng tác giả của nghiên cứu “Sử dụng Squid Game để dạy lý thuyết trò chơi” cho biết: “Lý thuyết trò chơi rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta hiểu nguyên lý của việc ra quyết định trong các tình huống chiến lược”.

Các giáo sư Trường Kinh doanh Monash nghiên cứu ứng dụng serie Squid Game vào giảng dạy kinh tế học
Các giáo sư trường Kinh doanh Monash nghiên cứu ứng dụng serie Squid Game vào giảng dạy kinh tế học

“Những người chơi trong Squid Game là hình ảnh ẩn dụ của các công ty, và chúng tôi đã nghiên cứu các tương tác chiến lược của Squid Game so với hoạt động việc kinh doanh ngoài đời thực, cũng như cách mà người chơi, hay là các công ty, tương tác với nhau. Lý thuyết trò chơi có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực, phân tích cách hành động ảnh hưởng đến người khác và ý nghĩa chiến lược của điều đó”.

Phó Giáo sư Geerling đã nhận thấy rằng, những cảnh trong bộ phim truyền hình siêu nổi tiếng này có thể được sử dụng để dạy về lý thuyết trò chơi. Ông đã phát triển một series hướng dẫn giảng dạy giúp bất kỳ giáo viên nào trên thế giới đều có thể phỏng theo và áp dụng.

Ngành kinh tế học trước nay vẫn luôn phụ thuộc vào việc dạy học truyền thống bằng “bảng đen phấn trắng”. Tuy nhiên một loạt các nghiên cứu do Phó Giáo sư Geerling và các đồng nghiệp tiên phong đã tập trung khai thác những phương thức tiên tiến để giảng dạy về các khái niệm kinh tế.

“Nhiều sinh viên cảm thấy khó có thể tư duy chiến lược khi phải học các tài liệu qua phương thức dạy học truyền thống. Sử dụng văn hóa đại chúng, như serie Squid Game, có thể là một cách hiệu quả để phá vỡ rào cản quanh việc học bởi nó chạm đến cuộc sống hàng ngày và cho sinh viên thấy được sự kết nối giữa lý thuyết trừu tượng và ứng dụng trong thế giới thực”, ông cho biết.

Serie Squid Game xoay quanh 456 người chơi đang chìm trong nợ nần và tất cả đều mạo hiểm mạng sống của mình để chơi sáu trò chơi trẻ con đối đầu lẫn nhau - với một cú “twist” chết người. Phần thưởng cho người thắng cuộc là một khoản tiền thưởng lớn. Còn với những người còn lại, giải an ủi chính là cái chết.

Trong Squid Game, người chơi phải ra quyết định ở thời gian thực mà không có đầy đủ thông tin. Để tồn tại, họ phải thực hiện những chiến thuật tối ưu để tối đa hóa khả năng thắng cuộc của họ, cũng giống như thương trường tàn nhẫn ở ngoài đời thực.

“Series này của Netflix tập trung vào sáu trò chơi, chúng tôi đã chọn ra ba trò đại diện cho các ứng dụng thực tế nhất của lý thuyết trò chơi cho sinh viên” Phó Giáo sư Wayne Geerling cho hay.

Việc sử dụng Squid Game để dạy lý thuyết trò chơi thể hiện đam mê của Phó Giáo sư Geerling trong việc cách mạng hóa phương pháp giảng dạy kinh tế học và thúc đẩy những kỹ thuật học tập chủ động trong lớp thông qua việc sử dụng văn hóa đại chúng.

“Bất chấp sự phát triển về nguồn lực giảng dạy và khả năng tích hợp các phương pháp giảng dạy tiên tiến vào chương trình giảng dạy của các nhà giáo dục đang ngày càng dễ dàng hơn, phần lớn các nhà giáo dục vẫn tiếp tục giảng dạy bằng bài giảng truyền thống”.

Để đọc đủ bài Ứng dụng serie nổi tiếng “Squid Game” trong việc giảng dạy Kinh tế học, truy cập tại đây.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm