Tag

Vang dội chiến công Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê

Muôn mặt cuộc sống 27/04/2024 11:26
aa
TTTĐ - Người mẹ ấy đã đào hầm bí mật, vận chuyển, tiếp tế lương thực, nuôi giấu cán bộ cách mạng và anh dũng hy sinh ngay trong ngôi nhà của mình, với người dân Đà Nẵng, Mẹ Nhu đã hóa thân thành tượng đài bất tử.
Trọn bộ du lịch Đà Nẵng dịp lễ 30/4 - 1/5 bao vui, bao đẹp Đà Nẵng: Xây dựng mục tiêu cá nhân cho học sinh Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn
Tượng đài Mẹ Nhu sừng sững, uy nghi giữa con đường Điện Biên Phủ - cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP Đà Nẵng
Tượng đài Mẹ Nhu sừng sững, uy nghi giữa con đường Điện Biên Phủ - cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP Đà Nẵng

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

Cuộc chiến đấu anh dũng của Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê diễn ra vào ban ngày, giữa lòng thành phố Đà Nẵng vào ngày 26/12/1968 là một trong những trận đánh đi vào lịch sử; là biểu tượng cao quý của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về đức hy sinh và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều du khách khi ra vào cửa ngõ thành phố Đà Nẵng, sẽ thấy một tượng đài sừng sững cao gần 12m trên đại lộ Điện Biên Phủ, hướng vào trung tâm thành phố. Đó là tượng đài Mẹ Nhu, tên thật là Lê Thị Dãnh (không rõ năm sinh), quê làng Thanh Khê, nay là phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà mẹ là cơ sở cách mạng nội thành. Hầm bí mật được xây dựng ngay trong nhà mẹ để nuôi giấu cán bộ. Lịch sử Đảng bộ Đà Nẵng ghi lại, từ năm 1967, để đẩy mạnh chiến tranh du kích trong thành phố Đà Nẵng, một lực lượng bộ đội gồm 6 đồng chí được đưa vào phường Thanh Lộc Đán (nay là phường Thanh Khê Đông) hoạt động. Đồng chí Bảy Vân, Quận đội trưởng Quận đội II trực tiếp lãnh đạo đơn vị vũ trang này.

Đĩa sành mà Mẹ Nhu từng dùng để đưa cơm xuống hầm cho các chiến sĩ được trưng bày trong Khu di tích Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê (Ảnh Đ.Minh)
Đĩa sành mà Mẹ Nhu từng dùng để đưa cơm xuống hầm cho các chiến sĩ được trưng bày trong Khu di tích Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê (Ảnh Đ.Minh)

Vào đêm 23/12/1968, một đơn vị biệt động thành sau khi tập kích đồn lính bảo an Phú Lộc (quận Nhì) đã rút về trú ẩn ở nhà mẹ Nhu và nhà mẹ Hiền ở bên cạnh. Ngày 26/12/1968, do một tên phản bội chỉ điểm, địch đã ập đến nhà, bao vây và bắt mẹ Nhu, tra tấn mẹ, buộc mẹ phải khai nơi trú ẩn của các chiến sĩ biệt động.

Tên phản bội là Lữ Hùng - Quận đội phó Quận đội II đã dẫn lính về chỉ hầm bí mật, Mẹ Nhu đành thét lớn: “Nó phản bội rồi các con ơi! Đánh đi!”. Lời nói của mẹ vừa dứt, tên ác ôn đã nổ súng bắn mẹ gục ngay giữa nhà.

Tổ biệt động từ dưới hầm, tung nắp xông lên, quét những loạt đạn AK vào đám lính ngụy. Ở hầm bên nhà mẹ Hiền, các chiến sĩ biệt động cũng tung nắp lên chiến đấu hỗ trợ. Trận đánh diễn ra ngoài dự kiến, vô cùng khốc liệt.

Đến tối mịt, địch tăng viện thêm lực lượng, điều một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đến theo hai hướng, từ biển Thanh Khê lên và từ quốc lộ ập xuống. Lực lượng địch lên đến 3 tiểu đoàn, gấp 80 lần lực lượng ta. Hai tổ biệt động vẫn ngoan cường đánh bật từng đợt tấn công của địch.

Nhờ sự che chở và dẫn đường của Nhân dân Thanh Khê, các chiến sĩ biệt động đã rút ra ngoài an toàn ngay trong đêm. Trong trận đánh ấy, 7 dũng sĩ biệt động Thanh Khê, trong đó có cả những nữ chiến sĩ, đã tiêu diệt hơn 80 tên lính Mỹ, ngụy, khiến địch phải kinh hoàng.

Tượng đài Mẹ giữa lòng thành phố

Năm tháng qua đi, chiến tranh đã dừng lại, đất nước đã thống nhất và người Đà Nẵng chưa bao giờ quên trận đánh huyền thoại và người mẹ đã ngã xuống dưới làn đạn của kẻ thù.

Sau ngày thành phố Đà Nẵng được giải phóng, trước niềm mong mỏi của Nhân dân về một tượng đài của lòng người, chính quyền TP đã quyết định tạc tượng mẹ anh hùng Lê Thị Dãnh (Mẹ Nhu). Năm 1985, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã được mời để tạc tượng Mẹ Nhu.

Sau nhiều ngày đêm trăn trở, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã nảy ra ý tưởng dựng tượng Mẹ Nhu bằng chính những vật liệu chiến tranh còn sót lại.

Tượng đài mẹ Nhu được làm từ 7.000 vỏ bom, đạn được thu nhặt ở khắp Đà Nẵng, khuôn mặt tượng là khuôn mặt của bà mẹ Việt Nam, bà mẹ miền Trung, khắc khổ, bao dung, hiền hòa chịu đựng nhưng toát lên sự trung dũng kiên cường.

Tượng đài mẹ Nhu được làm từ 7.000 vỏ bom, đạn được thu nhặt ở khắp Đà Nẵng
Tượng đài Mẹ Nhu được làm từ 7.000 vỏ bom, đạn được thu nhặt ở khắp Đà Nẵng

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sau này có giải thích lý do dùng chất liệu từ vỏ đạn đồng rất đơn giản rằng sau giải phóng, đất nước còn nghèo nhưng vỏ đạn bom thì vương vãi khắp nơi. Đó là vật liệu dễ tìm, phương án lựa chọn khả thi nhất.

Mặt khác, những vỏ đạn kia đã giết chết bao nhiêu con người trong cuộc chiến, cũng là chừng đó nỗi đau những người mẹ, người vợ, người chị… phải gánh chịu. Hình hài của tượng Mẹ Nhu cũng chính là chứng nhân lịch sử được tạc nên từ đó.

Bí thư Quận ủy Thanh Khê Lê Tùng Lâm cho biết, đây là một trong những trận đánh huyền thoại; là biểu tượng cao quý của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về đức hy sinh và lòng dũng cảm của người dân Thanh Khê, tuy chân chất mà vô cùng phi thường, tuy thầm lặng nhưng vô cùng oanh liệt.

Chiến công của Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê, cùng với sự che chở, đùm bọc của Mẹ Hiền và bà con khu vực Thanh Khê mãi mãi là niềm tự hào, bài học quý giá về đường lối chiến tranh Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là bài học về lòng thủy chung, kiên trung với Đảng, với cách mạng của Nhân dân ta.

Đọc thêm

Biểu dương kiều bào có nhiều đóng góp cho TP Hồ Chí Minh Muôn mặt cuộc sống

Biểu dương kiều bào có nhiều đóng góp cho TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 25/4, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Họp mặt và biểu dương người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển thành phố.
Dâng hương tưởng niệm Đức Hỏa Thần - "ông tổ" của PCCC Muôn mặt cuộc sống

Dâng hương tưởng niệm Đức Hỏa Thần - "ông tổ" của PCCC

TTTĐ - Sáng 25/4 (28/3 năm Ất Tỵ), Đảng uỷ, UBND phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm ngày đản nhật sinh thần của Đức Hoả Thần (vị thần mà theo truyền thuyết có khả năng trừ được hoả tai và được Nhân dân coi là ông Tổ nghề phòng cháy, chữa cháy).
Quảng Trị ghi nhận ý kiến cử tri thay tên xã đánh số sang địa danh Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị ghi nhận ý kiến cử tri thay tên xã đánh số sang địa danh

TTTĐ - Lắng nghe ý kiến cử tri, các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã đổi phương án đặt tên xã mới từ số sang địa danh lịch sử, đây là nguyện vọng hợp lòng dân.
Tận tâm, dồn lực cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Tận tâm, dồn lực cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
TP Hồ Chí Minh sắp có Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4 Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh sắp có Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4

TTTĐ - Dự kiến ngày 27/4, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch sẽ khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại TP Hồ Chí Minh.
Công đoàn CAND tôn vinh 20 tập thể, 80 cá nhân điển hình Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn CAND tôn vinh 20 tập thể, 80 cá nhân điển hình

TTTĐ - Chiều 24/4, Công đoàn Công an Nhân dân (CAND) tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025, vinh danh 20 tập thể và 80 cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, góp phần bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi Muôn mặt cuộc sống

Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi

TTTĐ - Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, Bến Tre là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, địa linh nhân kiệt, là cái nôi của phong trào Đồng khởi với 8 chữ vàng "Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy"
Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo Muôn mặt cuộc sống

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, sáng 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, chấm dứt tình trạng chồng chéo để cơ chế hỗ trợ thực sự hiệu quả.
Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành Muôn mặt cuộc sống

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành

TTTĐ - UBND huyện Thanh Trì vừa tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành.
Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường Nhịp sống phương Nam

Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường

TTTĐ - Đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành lập tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, dự kiến có 96 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trung tâm chính trị - hành chính tỉnh đặt tại TP Tân An.
Xem thêm