Tag

Về Hoà Bình ăn Tết Độc Lập của người Mường

Nhịp sống trẻ 01/09/2022 22:30
aa
TTTĐ - Ngày Quốc khánh (2/9) từ lâu đã mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc đối với mỗi người dân nước Việt. Sự kiện này càng có ý nghĩa đặc biệt, tại bốn vùng nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động của xứ Mường (Hòa Bình). Với người Mường, Quốc khánh được coi là cái Tết lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán.
Tái hiện Lễ hội cầu mùa của người Mường tại Làng văn hóa- Du lịch các dân tộc Tái hiện Lễ hội cầu mùa của người Mường tại Làng văn hóa- Du lịch các dân tộc

TTTĐ.VN- Ngày 14/5, cộng đồng dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình sẽ tái hiện trích đoạn Lễ hội cầu mùa của dân tộc ...

Ngược dòng lịch sử

Cách đây 77 năm, tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành lại chính quyền, phá bỏ xiềng xích nô lệ, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Theo kể lại, lực lượng cách mạng Trung đội tự vệ cứu quốc phối hợp với lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh Hòa Bình cùng nhân dân lao động huyện Lạc Sơn đã tiến hành giành chính quyền thành công từ Mường Khói.

Theo lời kể lại của các cụ lớn tuổi đang sinh sống tại huyện Lạc Sơn (Hoà Bình), hòa chung niềm vui cùng Nhân dân cả nước trước thành công của Cách mạng Tháng Tám, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức ăn Tết Độc lập đầu tiên vào năm 1945. Đến năm 1947, Thực dân Pháp tái xâm lược tỉnh Hòa Bình. Bằng sự mưu trí, tinh thần dũng cảm, quân và dân nơi đây đã giành thắng lợi to lớn, giải phóng tỉnh nhà bằng chiến dịch Hòa Bình. Cuối năm 1949, khi những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi đồn Mường Vang, vùng Cộng Hòa (huyện Lạc Sơn) chính thức được giải phóng, chế độ nhà Lang sụp đổ.

Người Mường mặc quần áo đẹp đón khách vào thăm nhà trong dịp Tết Độc lập
Người Mường mặc quần áo đẹp đón khách vào thăm nhà trong dịp Tết Độc lập

Nhân dịp Quốc khánh (2/9/1950), Hội các Cụ phu lão (Mặt trận Tổ quốc ngày nay) cùng với chính quyền cấp xã đã tổ chức các buổi mít ting, những giải đấu thể thao, văn nghệ cũng như mổ trâu chia cho Nhân dân mừng ngày Độc lập. Tại các gia đình bản Mường Vang, họ có bàn thờ Tổ quốc, trên đó có ảnh Bác Hồ và các lãnh tụ của đất nước. Trước cửa mỗi nhà đều có cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Từ đó trở đi, cứ đến Lễ Quốc khánh (2/9) hàng năm, người dân tại đây đều tổ chức ăn mừng, rồi lan rộng ra toàn huyện Lạc Sơn và trở thành một phong tục truyền thống như ngày nay.

Theo người dân nơi đây, nguồn gốc Tết Độc lập còn có một tích khác. Thời điểm những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi thực hiện cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương “Xây dựng đời sống văn hóa mới”, “Chống mê tín, dị đoan, bài trừ hủ tục lạc hậu” trên phạm vi toàn quốc. Lúc này, rất nhiều hủ tục của người Mường đã bãi bỏ; nhiều tục lệ mang hơi hướng mê tín, dị đoan đã biến mất...

Mâm cỗ Tết Độc lập của người Mường
Mâm cỗ Tết Độc lập của người Mường

Ở vùng Mường Vó, theo dân gian, “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”, vì vậy, ăn Rằm tháng 7 Âm lịch đã trở thành một phong tục có sức sống bền bỉ trong văn hóa người Việt nói chung và với đời sống người Mường nói riêng; nhằm cầu mạnh khỏe cho con người, cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ăn Tết Độc lập, bên cạnh việc âm thầm duy trì tục lệ cúng Rằm tháng 7, người Mường Vó còn bổ sung thêm ý nghĩa đó là ăn mừng ngày 19/8 - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công. Theo thời gian, dần rút gọn thành tục ăn 19/8 và tên gọi đó được duy trì cho đến bây giờ. Từ đó trở đi, cách gọi “Ăn Rằm tháng 7” dần ít được sử dụng, tên gọi là ăn 19/8, chính thức được thay thế.

Tết Độc lập – Tết của tình thân

Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, khí thế Tết Độc lập tràn về khắp các bản làng ở xứ Mường huyện Lạc Sơn. Thời gian này, người Mường sẽ thức dậy sớm hơn bình thường. Các thành viên trong gia đình cùng nhau vệ sinh nhà cửa, lau dọn sạch sẽ bàn thờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ. Dọc các bản làng, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Tiếng cồng chiêng cùng tiếng hò reo xen cả những câu hát Mường vang vọng một vùng Tây Bắc.

Người dân tất bật chuẩn bị mâm cỗ Tết
Người dân tất bật chuẩn bị mâm cỗ Tết

Trong ngày Tết này, tất cả người dân tộc Mường ở Lạc Sơn sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất, sau đó đến thăm nhà nhau. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Đình, 62 tuổi, người dân thôn Đồng Chanh, xã Thanh Sơn, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), những ngày này, giống như Tết cổ truyền, người dân ai cũng tất bật chuẩn bị mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên và Bác Hồ cùng với lời cầu nguyện sức khỏe, gia đình êm ấm, mùa màng bội thu, quê hương đất nước bình yên. Để chuẩn bị cho những mâm cơm ngày Tết Độc lập, đàn ông tay khỏe thì làm thịt lợn, thịt vịt, thịt gà. Phụ nữ khéo léo hơn thì gói bánh uôi, thổi xôi...

Món bánh uôi đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết Độc lập
Món bánh uôi đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết Độc lập của người Mường

Khi nhắc đến các món ăn trong ngày Quốc khánh, bà Định có nhắc đến món bánh uôi, theo lời bà, bánh này là đặc sắc nhất, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Độc lập của người dân nơi đây. “Để có bánh ngon thì phải lưu ý từ lúc chọn nguyên liệu. Với gạo, phải sàng lọc từ thóc trên những thửa ruộng tốt, sau đó say kỹ để bánh được dẻo và giữ mùi thơm. Lá bương dùng để gói bánh phải rửa sạch ngay sau khi lấy từ rừng về. Lúc nhào bột cần cân đo lượng nước vừa phải, bóp cho đến khi dẻo mới thôi. Sau đó, người làm sẽ nặn thành từng chiếc bánh nhỏ, rồi rắc lạc và vừng lên trên. Công đoạn cuối cùng là quấn bánh lại bằng lá bương. Hấp từ 40 đến 45 phút, lá chuyển sang màu đậm là bánh chín.”, người phụ nữ 62 tuổi chia sẻ về cách làm bánh uôi.

Dịp Tết này, mỗi gia đình người Mường sẽ chuẩn bị 5 mâm cỗ. Khi mọi việc hoàn tất, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ mời tổ tiên, thần linh về, chứng giám lòng thành của các con, các cháu. Sau đó họ sẽ “thụ lộc”. Bên vò rượu cần, những thành viên trong gia đình ngồi lại, trò chuyện cùng nhau. “Theo thông lệ, tôi đều nhắn các con đưa các cháu về hết trong dịp Tết Độc lập. Bây giờ con cháu đều bận đi học và đi làm, chỉ dịp này mới có thể tập trung đầy đủ được. Khi con cháu về đầy đủ, những người lớn tuổi như chúng tôi sẽ dạy dỗ các cháu, giúp các cháu ôn lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện lòng biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ.”, bà Định tâm sự.

Gia đình, họ hàng, làng xóm cùng quây quần bên mâm cỗ dịp mùng 2/9
Gia đình, họ hàng, làng xóm cùng quây quần bên mâm cỗ dịp mùng 2/9

“Một bữa cơm Tết Độc lập của người dân tộc Mường ở Lạc Sơn trọn vẹn nhất khi mà đầy đủ cả đại gia đình và hàng xóm từ trong làng đến ngoài bản tới chung vui. Lúc đấy mọi người sẽ có thời gian nhấm nháp hương vị rượu cần, thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng nhau chuyện trò.”, bà Đình cho hay.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống

Sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhưng cứ đến dịp Quốc khánh, anh Nguyễn Quang Vinh, con trai bà Nguyễn Thị Định, lại đưa cả gia đình về quê ăn Tết Độc lập truyền thống. “Hai năm vừa rồi dịch nên việc đi lại cũng hạn chế, như thời gian trước dịch, cứ đến 2/9, chưa cần bố mẹ nói chuyện thì hai con tôi đã nhắc bố cho về quê. Cho đến bây giờ, mình vẫn không thể diễn tả được cảm xúc khi ăn Tết Độc lập trên quê hương Hòa Bình. Không khí rất nhộn nhịp, được ăn những món ăn rất ngon, rồi chơi những trò chơi dân gian tuy đơn giản mà lại rất vui. Mình muốn con mình cũng được trải nghiệm những điều thú vị ở tuổi thơ của bố, và cũng muốn con biết cũng như hiểu được ý nghĩa của dịp lễ đặc biệt này.”, anh Vinh cho hay.

“Trước kia, khi kinh tế khó khăn, đời sống còn vất vả nhưng nhà nào cũng cố gắng làm một cái Tết Độc lập tươm tất, bây giờ, ơn Đảng, ơn Nhà nước, cuộc sống đã khá giả hơn, chúng tôi ăn Tết cũng ấm no hơn nhiều. Tết Độc lập càng ngày càng vui và ý nghĩa. Vì thế chúng tôi, không ai bảo ai nhưng đều nhắn nhủ đến con cháu rằng phải giữ gìn được phong tục này.”, ông Vũ Văn Kim, người Mường tại xã Thanh Sơn chia sẻ.

Về Hoà Bình ăn Tết Độc Lập của người Mường
Những gói xôi ngũ sắc được các bà, các mẹ người Mường chuẩn bị cho mâm cỗ

Theo lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, cứ vào dịp 2/9 năm nào cũng vậy, thanh niên các xã đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao, góp phần củng cố tình đoàn kết và gìn giữ những giá trị văn hóa bản địa. Phong tục ăn Tết Độc lập của người Mường trên địa bàn huyện góp phần nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

54 dân tộc trên dải đất hình chữ S là 54 màu sắc văn hóa khác nhau, thế nhưng Tết Độc lập ở xứ Mường Lạc Sơn là một gam màu vô cùng độc đáo. Gam màu đó đã và đang tô điểm thêm cho nét đẹp văn hóa Việt Nam, cũng như tạo một nét rất riêng cho văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với những ý nghĩa cao đẹp, để Tết Độc lập tại vùng đất Tây Bắc có một sức sống lâu dài qua từng thế hệ, nét đẹp văn hóa truyền thống cần duy trì, phát huy, trở thành niềm tự hào của nhân dân Lạc Sơn.

Đọc thêm

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy Nhịp sống trẻ

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

TTTĐ - Giữa nhịp sống hối hả và guồng quay công việc, học tập liên tục, những ngày nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 trở thành khoảng thời gian quý giá để người trẻ “tạm dừng” và trở về mái ấm gia đình. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người lao động xa nhà, những ngày lễ không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là dịp để được ăn một bữa cơm gia đình, thứ tưởng chừng giản dị nhưng lại ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số Nhịp sống trẻ

Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số

TTTĐ - Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, việc tìm hiểu lịch sử không còn gói gọn trong những trang sách giáo khoa hay bài giảng trên lớp. Giới trẻ hôm nay, đặc biệt là Gen Z đang chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: Học sử qua TikTok, podcast, YouTube và phim ảnh. Có lẽ, chính “lăng kính số” này đang mở ra một hành trình mới, nơi lịch sử không còn khô khan mà sống động, gần gũi và đầy cảm xúc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

TTTĐ - Nói phải đi đôi với làm; luôn nỗ lực hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao; các công tác thực hiện nhiệm vụ luôn công khai, rành mạch, rõ ràng… chính những yếu tố này đã giúp anh Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng thôn Đầm Sản (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội) tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân. Vì thế, anh thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân hiến đất làm đường cũng như quản lý đất đai ở địa phương.
Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

TTTĐ - Dù trong thời chiến hay ở thời bình, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vẫn luôn phát huy tốt vai trò xung kích, sẵn sàng xông pha, đi đầu trên mọi mặt trận, đáp lời mỗi khi tổ quốc cần đến.
Gen Z và hành trình tiếp nối ngọn lửa cách mạng Nhịp sống trẻ

Gen Z và hành trình tiếp nối ngọn lửa cách mạng

TTTĐ - “Không phải chỉ khi đất nước lâm nguy mới là lúc cống hiến. Mỗi ngày sống có ích cho cộng đồng cũng là một cách yêu nước và tiếp nối truyền thống cách mạng của cha ông”. Đó là chia sẻ của Nguyễn Hà Vy (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội). Đây cũng là suy nghĩ của nhiều bạn trẻ thế hệ Gen Z trên hành trình viết tiếp lý tưởng cách mạng trong thời bình bằng tinh thần tình nguyện, sáng tạo và trách nhiệm công dân.
Xem thêm