Vì đâu nên nỗi? - Bài 3: Những gia đình “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”...
|
(TTTĐ) Sau ngoại tình thì bạo lực gia đình là lí do khiến nhiều cặp vợ chồng phải đường ai người lấy đi. Nếu như trước đây, người phụ nữ luôn phải nín nhịn, nhẫn nhục, phải “cơm sôi bớt lửa”… để cho nhà cửa êm ấm, thì nay họ dần đã biết bảo vệ mình khỏi những cơn bạo hành..
>>Bài 2: Li hôn vì “lép vế”…
“Địa ngục trần gian”
Vợ chồng chị Trần Thị Lan Anh (35 tuổi) và Nguyễn Hoài Nam (37 tuổi) ở Đông Anh, Hà Nội, lấy nhau ngót nghét đã hơn chục năm. Anh chị có với nhau hai mặt con. Cháu lớn năm nay vừa bước vào lớp một, cháu bé năm nay bốn tuổi. Hai vợ chồng đều là công chức nhà nước, làm việc tại Hà Nội. Nhìn vẻ bề ngoài ai cũng trầm trồ, khen ngợi gia đình anh chị hạnh phúcnhưng đâu ngờ rằng “sống trong chăn mới biết chăn có rận”.
|
Ảnh minh họa
Đi làm thì thôi, chứ ở nhà chạm mặt nhau là hai vợ chồng anh chị lại xảy ra mâu thuẫn. Anh chồng có tính đa nghi và ghen tuông quá mức. Anh ta luôn nghi ngờ chị vợ ngoại tình nơi công sở rồi ghen vô cớ. Đi làm về, chị Lan Anh phải lo đủ mọi việc trong gia đình, từ cơm nước, nhà cửa, con cái… còn anh Nam thì thường xuyên đi sớm về muộn, thậm chí còn đi thâu đêm không thèm về nhà, để mặc ba mẹ con chị trông mong, chờ đợi.
“Khoảng thời gian gần đây, chồng tôi thường về nhà trong tình trạng say rượu hoặc cơ thể mệt rã vì những cuộc vui thâu đêm. Những khi như vậy, anh ta thường cáu gắt và sinh sự với ba mẹ con tôi. Tôi chỉ cần hỏi một vài câu là xảy ra cãi cọ. Đáng buồn là anh không hề biết ý mà mắng chửi tôi thậm tệ trước mặt hai con. Tôi có ngăn cản thì liền bị chồng đánh rồi tát ngay trước mặt chúng. Sau đó còn đe dọa hai đứa nếu mà bênh vực và đứng về phía mẹ sẽ đánh cả hai đứa. Từ đó, các con tôi rất sợ mỗi khi nhìn thấy bố”, chị Lan Anh sụt sùi nói.
Sau một vài lần nói chuyện với chồng không thành, số lần bị chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngày một nhiều hơn, chị Lan Anh quyết định làm đơn xin li hôn và giành quyền nuôi hai đứa con.
Không còn nhân tính
Cũng cùng cảnh ngộ, nhưng câu chuyện của chị Hoàng Thị Mai (28 tuổi, ở Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) còn khốn khổ hơn nhiều. Lấy chồng tính đến nay đã gần ba năm nhưng thời gian chị hạnh phúc bên chồng chỉ được tính bằng ngày.
Giống bao đôi vợ chồng khác, chị Mai và chồng cũng từng có thời gian tìm hiểu nhau khá dài mới quyết định tiến tới hôn nhân. Vậy mà lấy nhau chưa được bao lâu anh chồng đã bộc lộ tất cả các tính xấu. Ham mê cờ bạc, lại có thói rượu chè, nên tài sản trong nhà cứ nhanh chóng đội nón ra đi. Cuộc sống khó khăn, con cái còn nhỏ nên vợ chồng trẻ không tránh khỏi những trận đòn roi, cãi vã.
“Tôi đã nhờ hai bên nội ngoại giúp sức khuyên ngăn nhưng chồng tôi cứ vâng - dạ rồi vẫn chứng nào tật đấy. Kinh tế khó khăn, chồng tôi không chịu lao động mà cứ rình để bê tài sản của nhà đi nướng vào chiếu bạc. Nói nặng có, nói nhẹ có nhưng chồng tôi đều bỏ ngoài tai. Nhiều khi thua bạc về nhà bao nhiêu bực tức anh ta trút hết xuống đầu vợ. Tôi đã rất mệt mỏi và quyết định xin bố mẹ chồng cho bế con về ngoại ở. Tôi cũng đã hoàn tất mọi thủ tục li hôn, chỉ đợi ngày ra tòa giải quyết”, chị Mai thở dài.
Nói về vấn đề này, TS tâm lí học Đinh Đoàn cho rằng: “Li hôn không hẳn là xấu, do hiện nay nhiều người ý thức được quyền cá nhân, đề cao cái tôi hơn nên chủ động hơn trong hạnh phúc của mình. Bởi mỗi con người có một cuộc đời không phải sinh ra để chịu đựng. Khi mọi thứ đã vượt qua sức chịu đựng, không hàn gắn được thì li hôn là cách để giải thoát”.
“Cốt lõi của cách ứng xử trong gia đình lại nằm ở chính gia đình và chức năng giáo dục của nó. Nếu như gia đình có nền giáo dục căn bản, truyền thồng đạo đức thì nguy cơ đổ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn. Điều quan trọng nhất là bản thân mỗi cặp vợ chồng phải biết nghĩ về nhau, tôn trọng nhau, tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình”, TS Đoàn lí giải.
Nam Trang
(Còn nữa)
Bài4:Khi vợ chỉ khư khư giữ “ cái tôi”...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Làng quất Tứ Liên, xôi Phú Thượng… sinh động dưới góc nhìn AI

Chuyên gia “mách nước” cho thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Tháng Ba, xây nhà, dựng sân chơi tặng thanh thiếu nhi

Bảo Thanh cùng các bạn trẻ cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn

An toàn giao thông, vui đón tết Ất Tỵ
