Tag
Mê Linh:

Vì sao người dân không thanh toán tiền mặt tại bộ phận một cửa?

Công nghệ số 01/07/2024 10:00
aa
TTTĐ - Tại bộ phận một cửa của huyện Mê Linh (Hà Nội) và 9 xã, thị trấn trên địa bàn, 100% người dân thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức không dùng tiền mặt. Đây là kết quả sau một tháng thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính.
Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt

Thay đổi phương thức thanh toán và tư duy

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa, huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận "một cửa" trên địa bàn.

Cụ thể, huyện Mê Linh giao trưởng các phòng, ban, đơn vị và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn triển khai ngay các giải pháp thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại bộ phận "một cửa" trên địa bàn từ ngày 1/6/2024.

Mê Linh: Vì sao 100% người dân không thanh toán tiền mặt tại bộ phận một cửa?
Cán bộ UBND xã Tiền Phong hướng dẫn người dân thực hiện thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức quét mã QR "động".

Về mặt nhân sự, các đơn vị được yêu cầu bố trí lực lượng tại bộ phận một cửa để hướng dẫn, hỗ trợ công dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thiết bị hỗ trợ khác. Đồng thời, các đơn vị cũng đẩy mạnh tuyên truyền, thông báo công khai tại các bộ phận một cửa huyện và UBND các xã, thị trấn để công dân biết, chủ động thực hiện.

Kết quả, sau một tháng triển khai thực hiện, việc thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các bộ phận "một cửa" đã các phòng, ban, đơn vị chức năng và UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc và được đa số công dân, doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng.

Kết quả, tại bộ phận một cửa của huyện Mê Linh và 9 xã, thị trấn có tỷ lệ hồ sơ thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức không dùng tiền mặt đạt 100% (gồm: Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm, Tự Lập, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Tráng Việt, Mê Linh). Bên cạnh đó, một số địa phương khác cũng đạt kết quả khá như: Xã Hoàng Kim đạt 95%, xã Vạn Yên đạt 70%, xã Tam Đồng đạt 60%;…

Mỗi ngày, bộ phận một cửa UBND huyện Mê Linh tiếp nhận hằng trăm lượt người dân, doanh nghiệp đến thực hiện các thủ tục hành chính. Từ khi triển khai hình thức thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt đã giúp quá trình giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an toàn.

Anh Nguyễn Khắc Hòa, xã Kim Hoa đến làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh chia sẻ: "Trước đây, tôi phải cầm tiền mặt đi làm thủ tục. Bây giờ, chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR để thanh toán, rất nhanh chóng, thuận lợi và an toàn".

Tại xã Thạch Đà, phần lớn người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" đều đồng thuận sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Từ ngày 1/6/2024 đến nay, bộ phận một cửa UBND xã đã tiếp nhận 282/282 hồ sơ thực hiện nộp phí, lệ phí bằng hình thức không dùng tiền mặt.

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đà Lưu Ngọc Dũng cho hay, phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt mang lại nhiều tiện ích đối với cả công dân và UBND xã. Hình thức này không chỉ giúp người dân tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro khi mang theo tiền mặt mà còn giúp cán bộ, công chức giảm thiểu nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch và bảo quản tiền mặt. Hơn nữa, tiền phí, lệ phí thu được chuyển vào hệ thống ngân hàng nên đảm bảo công khai, minh bạch và thuận tiện.

Còn tại xã Tam Đồng, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Huỳnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội và UBND huyện Mê Linh về việc triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa, UBND xã đã tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử; đồng thời chỉ đạo cán bộ, công chức tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân khi thanh toán phí, lệ phí. Kết quả, từ ngày 1/6 đến nay, tỷ lệ hồ sơ thực hiện thanh toán các loại phí, lệ phí không dùng tiền mặt của xã đạt 60%.

Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc

Trao đổi với người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, đa phần đánh giá phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt là tiện lợi, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tại một xã, thị trấn vẫn còn khó khăn, vướng mắc như: Một số ít người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt; công dân cao tuổi chưa có tài khoản ngân hàng hoặc có nhưng chưa biết cách sử dụng ứng dụng để thanh toán trực tuyến; nhiều trường hợp số tiền phí rất thấp (chỉ từ vài nghìn đồng) trong khi tài khoản của công dân không cho phép chuyển khoản số tiền dưới 10 nghìn đồng…

Những khó khăn trên là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các địa phương chưa đồng đều, vẫn còn một số xã, thị trấn có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao.

Mê Linh: Vì sao 100% người dân không thanh toán tiền mặt tại bộ phận một cửa?
Công dân thanh thanh toán phí không dùng tiền mặt tại bộ phận "một cửa" UBND xã Tam Đồng.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Ngô Văn Trung cho biết, để hoàn thành mục tiêu 100% giao dịch thanh toán phí, lệ phí liên quan thủ tục hành chính không dùng tiền mặt, UBND xã bố trí cán bộ trực tại bộ phận một cửa hỗ trợ tối đa những trường hợp chưa có tài khoản ngân hàng hoặc điện thoại thông minh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến người dân, doanh nghiệp về các phương thức thực hiện hình thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.

Tương tự, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Đông Lưu Văn Chí cho hay, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động công dân sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính; UBND thị trấn cũng phối hợp với các ngân hàng hướng dẫn, hỗ trợ mở tài khoản cho công dân; qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại địa phương.

Để nâng cao tỷ lệ hồ sơ thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đối với các địa phương có tỷ lệ thấp; yêu cầu UBND các xã tập trung quyết liệt, khắc phục khó khăn, vương mắc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% hồ sơ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại bộ phận "một cửa".

Đọc thêm

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử Công nghệ số

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, để khai thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ một cách toàn diện và hiệu quả.
Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp Công nghệ số

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp

TTTĐ - Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Xem thêm